Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ minh họa về phép biện chứng cụ thể như thế nào?

Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ minh họa về phép biện chứng cụ thể như thế nào?

Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như thế nào?

>> Khả năng và hiện thực triết học là gì? Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực?

>> Vật chất quyết định ý thức là gì? Ví dụ về vật chất quyết định ý thức cụ thế? Ví dụ ý thức tác động trở lại vật chất?

>> Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội? Ví dụ về mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội chi tiết?

Hiện nay, thông tin về "Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như thế nào?" vẫn còn khá mơ hồ với nhiều người.

Biện chứng là một phương pháp luận, đây là phương pháp tồn tại ở cả nền triết học phương Đông và phương Tây trong thời cổ đại.

Theo nghiên cứu, biện chứng được hiểu như sau: Biện chứng là một phạm trù dùng để chỉ mối quan hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động phát triển theo quy luật của các sự vật hiện tượng quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.

Hai loại hình biện chứng gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Trong đó:

- Biện chứng khách quan: Biện chứng của bản thân thế giới vật chất, tồn tại khách quan độc lập với ý thức của con người.

- Biện chứng chủ quan: Biện chứng của sự thống nhất giữa logic biện chứng, phép biện chứng và lý luận nhận thức, là tư duy biện chứng. Biện chứng của quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc của con người.

Vậy "Phép biện chứng là gì?" tham khảo thông tin dưới đây:

Phép biện chứng là học thuyết lý luận nghiên cứu khái quát về biện chứng của thế giới. Chúng khái quát những mối liên hệ phổ biến nhất, những quy luật chung nhất của mọi sự vật, sự việc, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy thành các nguyên lý quy luật khoa học nhằm xây dựng các phương pháp luận khoa học cho cả quá trình nhận thức và thực tiễn.. Phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan.

Thông tin trên cung cấp: "Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì?"

>> Quan điểm lịch sử cụ thể là gì? Cơ sở lý luận về quan điểm lịch sử cụ thể? Ví dụ chứng minh quan điểm lịch sử cụ thể?

>> Quan điểm phát triển là gì? Ví dụ chứng minh quan điểm phát triển trong triết học?

>> Thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan? Vai trò của thế giới quan và phương pháp luận của triết học?

>> Bản chất của ý thức là gì? Ví dụ về bản chất của ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức?

>> Phép biện chứng duy vật là gì? Ví dụ về phép biện chứng duy vật cụ thể?

Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như thế nào?

Biện chứng là gì? Phép biện chứng là gì? Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)

Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như thế nào?

Ví dụ về phép biện chứng cụ thể như sau:

(1) Ví dụ thứ nhất về hiện tượng viên phấn:

- Theo phương pháp luận biện chứng: Khi viết bảng bằng phấn, dưới tác dung lực cơ học thi sau khi viết viên phấn sẽ bị mài mòn đi không còn hình dạng như trước nữa. Dưới tác dụng hoá học sẽ bị ăn mòn dần ... nên theo thời gian viên phấn sẽ không còn như trước nữa, nghĩa là viên phấn thay đổi.

- Theo phương pháp luận siêu hình: Dù có tác động như nào và trong bao lâu đi nữa thi viên phấn đó vẫn là viên phần, tồn tai như thế không thay đổi

Ví dụ 2 về hiện tượng trời mưa:

- Theo phương pháp luận biện chứng: mưa là do các giọt nước lỏng ngưng tụ từ hơi nước trong khí quyển rồi trở nên đủ nặng để rơi xuống đất dưới tác động của trọng lực.

- Theo phương pháp luận siêu hình: mưa là do thượng đế tạo ra

Ví dụ 3 về sự tồn tại của con người

- Theo phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.

- Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra

Ví dụ thứ tư về viên đá dưới nước:

- Theo phương pháp luật biện chứng: Một hòn đá sẽ bị mòn đi nếu nó nằm dưới suối.

- Theo phương pháp siêu hình: Hòn đá dù qua bao nhiêu lâu thì vẫn mãi là hòn đá và không thay đổi.

*Lưu ý: Thông tin trên mang tính chất tham khảo

Hiến pháp 2013 quy định về quyền con người như thế nào?

Tại Chương II Hiến pháp 2013, quyền con người được xác định cụ thể như sau:

(1) Nhóm các quyền con người về dân sự, chính trị

- Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật;

- Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; (Điều 16)

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam;

- Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.(Điều 18);

- Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật (Điều 19);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định;

- Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm (Điều 20);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật đảm bảo an toàn;

- Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác (Điều 21);

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý (Điều 22);

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật (Điều 24);

- Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác (Điều 30);

- Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

- Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.

- Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

- Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

(Điều 31)

(2) Nhóm các quyền con người về kinh tế, xã hội và văn hóa

- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ .

- Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường (Điều 32).

- Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm (Điều 33).

- Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi (khoản 2 Điều 35).

- Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu (khoản 3 Điều 35);

- Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn: Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em (Điều 36);

- Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em;

- Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập và lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí lực, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc;

- Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (Điều 37);

- Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (khoản 1 Điều 38);

- Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó (Điều 40);

- Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều 41);

- Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43)

- Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hoà bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phép cư trú. (Điều 49)

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

21,451 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào