Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ? Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào?

Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ? Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào?

Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ?

Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 là mẫu 10-KNĐ quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 12-HD/BTCTW năm 2022.

Cụ thể, Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ như sau:

Tải về Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ

Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ? Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào?

Bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 mẫu 10-KNĐ? Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào? (Hình từ Internet)

Cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 thế nào?

Hướng dẫn cách viết mẫu bản kiểm điểm Đảng viên dự bị 2024 như sau:

(1) Ưu điểm

- Tư tưởng chính trị

+ Luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

+ Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đảng, học tập nghị quyết và các lớp bồi dưỡng chính trị.

- Phẩm chất đạo đức, lối sống

+ Sống giản dị, trung thực, khiêm tốn, đoàn kết với đồng chí, đồng nghiệp.

+ Không tham gia các hoạt động tiêu cực, giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng.

- Thực hiện nhiệm vụ được giao

+ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, luôn nỗ lực học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.

+ Chủ động, sáng tạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

(2) Khuyết điểm

- Tự nhận thấy còn một số hạn chế trong công tác [nêu rõ hạn chế nếu có].

- Tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng chí, đồng nghiệp để hoàn thiện bản thân.

- Do khối lượng công việc lớn cùng với sự phức tạp của công việc nên thỉnh thoảng không tránh khỏi vẫn có sai sót trong quá trình làm việc, công tác.

- Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến, phê bình và tự phê bình trong các cuộc họp, giao ban của đơn vị, chi bộ…

(3) Biện pháp khắc phục khuyết điểm:

- Tiếp tục rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn.

- Phấn đấu trở thành Đảng viên chính thức, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Bản thân sẽ luôn phấn đấu, rèn luyện để mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình trước cuộc họp nhằm xây dựng tính tự giác cũng như năng nổ của bản thân trong các công việc chung của cơ quan, đơn vị.

- Cần rèn luyện, học tập không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tránh những sai sót không đáng có trong công việc được giao…

Thời gian dự bị của Đảng viên là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

Điều 5.
1. Người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.
2. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
3. Nghị quyết của chi bộ về đề nghị công nhận đảng viên chính thức phải được cấp uỷ có thẩm quyền quyết định.
4. Đảng viên đã được công nhận chính thức thì tuổi đảng của đảng viên tính từ ngày ghi trong quyết định kết nạp.

Theo đó, người có đủ các điều kiện để trở thành Đảng viên sẽ phải trải qua thời kỳ dự bị mười hai tháng, tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên chính thức giúp đảng viên đó tiến bộ.

Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.

Đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm khi nào?

Căn cứ tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Hướng dẫn 01-HD/TW, có đưa ra nội dung như sau:

Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức (kể cả kết nạp lại), gồm có:
4.1. Giấy chứng nhận học lớp bồi dưỡng đảng viên mới
Đảng viên dự bị phải học lớp bồi dưỡng đảng viên mới, được trung tâm chính trị cấp huyện hoặc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp giấy chứng nhận theo mẫu của Ban Tổ chức Trung ương.
4.2. Bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị
Sau 12 tháng, kể từ ngày chi bộ kết nạp, đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm nêu rõ ưu điểm, khuyết điểm về thực hiện nhiệm vụ đảng viên và biện pháp khắc phục khuyết điểm, tồn tại; đề nghị chi bộ xét, công nhận đảng viên chính thức.
...

Theo đó, Đảng viên dự bị viết bản tự kiểm điểm đảng viên dự bị sau 12 tháng kể từ ngày chị bộ kết nạp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

229 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào