6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
- 6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
- Các đơn vị nào thuộc Bộ Y tế sẽ tham gia việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024?
- Các mốc thời gian thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là khi nào?
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
Căn cứ Mục 2 Kế hoạch 331/KH-BYT 2024 thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024, kế hoạch có 6 nội dung như sau:
(1) Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung:
- Quyết định 623/QĐ-TTg 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống, tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030; Quyết định 193/QĐ-TTg 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030 gắn với việc triển khai thực hiện:
Quyết định 1944/QĐ- TTg 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thực hiện Kết luận 13-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW 2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025, định hướng đến năm 2030, chú trọng các phương án, kế hoạch, giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống tội phạm;
- Kế hoạch thực hiện công tác PCTP, PCMBN năm 2024 của Ban Chỉ đạo 138/CP; Điều 114 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 gắn với việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về công tác PCTP, PCMBN.
(2) Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở y tế, người lao động trong ngành Y tế phối hợp với Chính quyền, Công an địa phương để thực hiện tốt công tác phòng ngừa, phát hiện tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ an ninh trật tự tại từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quy chế phối hợp 03/QCPH-BCA-BYT 2013 giữa Bộ Y tế và Bộ Công an về công tác bảo đảm an ninh trật trong lĩnh vực y tế và Quy chế phối hợp 36/KCB-CSQLHC 2019 giữa Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế và Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
(3) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền tại cơ quan Bộ và các cơ sở y tế; theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138/CP Trung ương tiến hành sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác PCTP, PCMBN; tham gia góp ý xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, nhất là liên quan đến công tác tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán, đảm bảo áp dụng pháp luật thống nhất trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về trộm cắp, lừa đảo, mua bán người; tham gia góp ý xây dựng án lệ.
Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về cho, hiến máu, bộ phận cơ thể người, mang thai hộ... tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thống nhất, đồng bộ cho công tác phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm mua, bán người và trợ giúp cho các nạn nhân bị mua bán trở về hoà nhập cộng đồng.
(4) Tiếp tục triển khai các kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra trong Kế hoạch công tác thanh tra năm 2024;
Đồng thời lồng ghép kiểm tra công tác PCTP, PCMBN trong các đoàn thanh tra, kiểm tra và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
(5) Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm soát thực phẩm giả, hàng nhái, hàng xách tay, thương mại, điện tử, hàng lậu, trên thị trường; xử lý cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng giả, tội phạm về an toàn thực phẩm.
Tiếp tục thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia năm 2024;
(6) Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, tham gia các hội thảo về công tác PCTP, PCMBN, tội phạm ma túy và học tập các mô hình cai nghiện có hiệu quả của các nước trên thế giới để áp dụng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì? (Hình từ Internet)
Các đơn vị nào thuộc Bộ Y tế sẽ tham gia việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024?
Căn cứ Mục 4 Kế hoạch 331/KH-BYT 2024, các đơn vị sau thuộc Bộ Y tế sẽ tham gia việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024:
- Cục Quản lý Khám, chữa bệnh
- Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo
- Văn phòng Bộ Y tế
- Báo Sức khỏe và Đời sống
- Thanh tra Bộ
- Vụ Pháp chế
- Vụ Hợp tác quốc tế
Các mốc thời gian thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là khi nào?
Căn cứ Mục 4 Kế hoạch 331/KH-BYT 2024 thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024, các mốc thời gian thực hiện kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 như sau:
- Các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương, các bệnh viện thuộc Bộ, ngành và hệ thống y tế ngoài công lập khẩn trương xây dựng, ban hành Kế hoạch thực hiện công tác PCTP, PCMBN năm 2024 hoàn thành trước ngày 25/3/2024.
- Định kỳ quý (trước ngày 16/3 và 16/9), 06 tháng (trước ngày 16/6) và năm (trước ngày 16/12) báo cáo kết quả thực hiện công tác PCTP và PCMBN về Bộ Y tế (qua Thanh tra Bộ) để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo 138/CP Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.