02 nhóm ngành tăng lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cụ thể ra sao?
02 nhóm ngành tăng lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cụ thể ra sao?
Tại Nghị quyết 104/2023/QH15 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 có quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Trích dẫn từ Cổng thông tin Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, một điểm đáng chú ý khi thực hiện cải cách tiền lương là lương viên chức, nhất là viên chức giáo dục và y tế sẽ cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức khác.
Bởi vì chúng ta đang thực hiện cải cách chính sách tiền lương gắn với việc thực hiện nghị quyết về phát triển căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, y tế. Nhất là qua đợt dịch COVID-19 vừa rồi cho thấy cần phải quan tâm nâng cao đời sống của đội ngũ thầy giáo và thầy thuốc nhiều hơn nữa.
Vì vậy, khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế đề nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Như vậy, khi thực hiện cải cách tiền lương 2024, theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ, 02 nhóm ngành y tế và giáo dục sẽ tăng lương cao hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ công chức và viên chức thuộc các nhóm ngành khác. Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế nghị cấp có thẩm quyền quan tâm điều chỉnh hỗ trợ để đảm bảo tiền lương (bao gồm cả phụ cấp) của giáo viên, bác sĩ được tăng lên tương ứng với yêu cầu và vị trí việc làm của họ, vừa bảo đảm mặt bằng tiền lương chung của cán bộ, công chức, viên chức, vừa thể hiện ưu đãi đối với hai ngành này.
Ngoài ra, Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết: theo phương án cải cách tiền lương, từ 1/7 tới đây, dự kiến tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ được tăng khoảng 30% (tính cả lương cơ bản và phụ cấp).
Từ năm 2025, mức lương này sẽ tiếp tục được điều chỉnh tăng thêm bình quân hàng năm khoảng 7%/năm.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
02 nhóm ngành tăng lương cao nhất khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 cụ thể ra sao? (Hình từ Intrenet)
Nguyên tắc xây dựng 02 bảng lương mới đối với cán bộ, công chức sau cải cách tiền lương 2024?
Nguyên tắc xây dựng bảng lương 1
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng bảng lương chức vụ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc:
+ Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới;
+ Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp.
+ Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Nguyên tắc xây dựng bảng lương 2
Tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã thống nhất xây dựng bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức áp dụng chung đối với công chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Cơ cấu tiền lương của viên chức thay đổi như thế nào sau cải cách tiền lương 2024?
Theo hướng dẫn của Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của viên chức có những thay đổi lớn sau:
+ Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
+ Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Như vậy, cơ cấu tiền lương chủ đạo gồm hai khoản chính là lương cơ bản chiếm 70% tổng quỹ lương và khoản phụ cấp chiếm 30% tổng quỹ lương, ngoài ra, khoản tiền thưởng là khoản bổ sung. Do đó, viên chức có thể thực nhận:
Lương thực nhận viên chức = Lương cơ bản + Phụ cấp (nếu có) + Thưởng (nếu có)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.