Hồ sơ thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm giấy tờ gì? Nội dung thẩm định bao gồm những gì theo quy định mới?
Hồ sơ thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm những gì?
Theo Điều 52 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về thẩm định hồ sơ mời thầu như sau:
Thẩm định hồ sơ mời thầu
1. Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
b) Dự thảo hồ sơ mời thầu;
c) Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
d) Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.
…
Như vậy, hồ sơ thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt hồ sơ mời thầu của bên mời thầu;
- Dự thảo hồ sơ mời thầu;
- Bản chụp các tài liệu: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
- Tài liệu khác theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực và pháp luật có liên quan.
Hồ sơ thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm giấy tờ gì? Nội dung thẩm định bao gồm những gì theo quy định mới? (hình từ internet)
Nội dung thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm những gì?
Theo Điều 52 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về thẩm định hồ sơ mời thầu như sau:
Thẩm định hồ sơ mời thầu
…
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
b) Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
c) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu;
d) Các nội dung liên quan khác.
3. Nội dung báo cáo thẩm định bao gồm:
a) Khái quát thông tin dự án, cơ sở pháp lý để lập hồ sơ mời thầu;
b) Tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan (nếu có);
c) Nhận xét và ý kiến của tổ thẩm định về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này; ý kiến thống nhất hoặc không thống nhất về nội dung dự thảo hồ sơ mời thầu;
d) Đề xuất và kiến nghị của tổ thẩm định về việc phê duyệt hồ sơ mời thầu; đề xuất phương án xử lý trong trường hợp hồ sơ mời thầu có nội dung không tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan; kiến nghị trong trường hợp chưa đủ cơ sở phê duyệt hồ sơ mời thầu;
đ) Các ý kiến khác (nếu có).
4. Trước khi ký báo cáo thẩm định, tổ thẩm định tổ chức họp giữa các bên để trao đổi, giải quyết các nội dung còn có ý kiến khác nhau của hồ sơ mời thầu (nếu cần).
Như vậy, nội dung thẩm định gồm:
- Kiểm tra cơ sở pháp lý, các tài liệu là căn cứ để lập hồ sơ mời thầu;
- Kiểm tra sự phù hợp về nội dung của hồ sơ mời thầu với quy mô, mục tiêu, phạm vi công việc, thời gian thực hiện dự án; sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với quy định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật khác có liên quan;
- Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) giữa tổ chức, cá nhân tham gia lập hồ sơ mời thầu;
- Các nội dung liên quan khác.
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định hồ sơ mời thầu?
Theo Điều 56 Nghị định 23/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của tổ thẩm định như sau:
Trách nhiệm của tổ thẩm định
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền.
2. Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế giao nhiệm vụ thẩm định tổ chức thẩm định các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ mời thầu đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế là người có thẩm quyền.
3. Trường hợp bên mời thầu được ủy quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 79 của Luật Đấu thầu và khoản 3 Điều 54 của Nghị định này, bên mời thầu thành lập tổ thẩm định hoặc giao nhiệm vụ cho một đơn vị trực thuộc để tổ chức thẩm định nội dung hồ sơ mời thầu.
4. Trường hợp tổ chức, cá nhân được giao thẩm định không đủ năng lực thì lựa chọn một tổ chức tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để thẩm định.
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ mời thầu bao gồm:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Cơ quan, đơn vị được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế giao nhiệm vụ thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.