Hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng để làm gì? Hồ sơ rủi ro này gồm những nội dung gì?

Tôi có thắc mắc là hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng để làm gì? Hồ sơ rủi ro này gồm có những nội dung gì? Câu hỏi của anh Q.N đến từ Quảng Ninh.

Hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng để làm gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài ban hành kèm theo Quyết định 3933/QĐ-TCHQ năm 2014, có quy định như sau:

Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách XNC
1. Hồ sơ rủi ro hành khách XNC (Hồ sơ rủi ro) được xây dựng để hỗ trợ công chức hải quan nhận diện, xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát đối với hành khách, hành lý XNC; cụ thể, bao gồm:
a) Hồ sơ rủi ro hành khách;
b) Hồ sơ rủi ro hành lý.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng để hỗ trợ công chức hải quan nhận diện, xác định trọng điểm kiểm tra, giám sát đối với hành khách, hành lý XNC; cụ thể, bao gồm:

- Hồ sơ rủi ro hành khách;

- Hồ sơ rủi ro hành lý.

quản lý rủi ro

Hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được xây dựng để làm gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài gồm những nội dung gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài ban hành kèm theo Quyết định 3933/QĐ-TCHQ năm 2014, có quy định như sau:

Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách XNC
2. Hồ sơ rủi ro hành khách XNC gồm các nội dung dưới đây:
a) Loại hồ sơ: thuộc 1 trong 2 loại hồ sơ tại khoản 1 Điều này;
b) Loại rủi ro: hồ sơ rủi ro được gắn với loại rủi ro cụ thể.
c) Các dấu hiệu rủi ro được xác định gắn với loại rủi ro (nêu trên);
d) Phương thức, thủ đoạn vận chuyển, cất giấu tang vật vi phạm;
đ) Đề xuất biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát cần áp dụng;
e) Đơn vị, công chức thực hiện: đơn vị, công chức ứng dụng hồ sơ rủi ro để nhận diện đối tượng rủi ro;
g) Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc;
h) Các yêu cầu nghiệp vụ khác (nếu có);

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài gồm những nội dung sau:

- Loại hồ sơ: thuộc 1 trong 2 loại hồ sơ tại khoản 1 Điều này;

- Loại rủi ro: hồ sơ rủi ro được gắn với loại rủi ro cụ thể.

- Các dấu hiệu rủi ro được xác định gắn với loại rủi ro (nêu trên);

- Phương thức, thủ đoạn vận chuyển, cất giấu tang vật vi phạm;

- Đề xuất biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát cần áp dụng;

- Đơn vị, công chức thực hiện: đơn vị, công chức ứng dụng hồ sơ rủi ro để nhận diện đối tượng rủi ro;

- Thời gian thực hiện: thời gian bắt đầu; thời gian kết thúc;

- Các yêu cầu nghiệp vụ khác (nếu có);

Trình tự xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được thực hiện bao nhiêu bước?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 8 Quy định áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan đối với hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài ban hành kèm theo Quyết định 3933/QĐ-TCHQ năm 2014, có quy định như sau:

Xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách XNC
3. Trình tự xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro:
a) Bước 1. Thu thập, xử lý thông tin:
a.1) Thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin các vụ vi phạm PLHQ đã xảy ra ở trong nước và nước ngoài để xác định các vi phạm có thể tiếp tục xảy ra trên tuyến đường hàng không tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài;
a.2) Xác định các dấu hiệu để nhận biết rủi ro (dấu hiệu rủi ro);
a.3) Thu thập bổ sung thông tin, làm rõ các nội dung tại khoản 2 Điều này.
b) Bước 2. Lập hồ sơ rủi ro:
b.1) Viết báo cáo đề xuất xác lập hồ sơ rủi ro, trong đó nêu rõ:
- Căn cứ xác lập hồ sơ rủi ro;
- Nội dung hồ sơ rủi ro: phân tích cụ thể các nội dung tại khoản 2 Điều này;
- Những tác động ảnh hưởng của việc áp dụng hồ sơ rủi ro.
b.2) Lập hồ sơ rủi ro theo biểu mẫu số 03/HSRR tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định;
b.3) Trình cấp lãnh đạo có thẩm quyền tại khoản 4 Điều này phê duyệt áp dụng hồ sơ rủi ro.
c) Bước 3. Áp dụng hồ sơ rủi ro:
c.1) Đơn vị xác lập chuyển giao hồ sơ rủi ro kịp thời đến đơn vị được phân công nhiệm vụ để triển khai thực hiện.
c.2) Thủ trưởng đơn vị được phân công nhiệm vụ, tại Điều 11 Quy định này, có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức triển khai áp dụng hồ sơ rủi ro, cụ thể:
c.2.1) Giao cán bộ, công chức hải quan tại các vị trí công việc, theo Điều 11 Quy định này, nghiên cứu, sử dụng hồ sơ rủi ro để nhận diện đối tượng rủi ro, áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát theo quy định;
c.2.2) Theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng hồ sơ rủi ro của cán bộ, công chức hải quan tại điểm c.2.1 khoản này.
c.2.3) Báo cáo phản hồi kết quả áp dụng hồ sơ rủi ro:
- Trường hợp phát hiện hoạt động buôn lậu thì báo cáo ngay sau khi lập biên bản vi phạm về gửi về Phòng Quản lý rủi ro và Ban Quản lý rủi ro hải quan để tổng hợp, điều chỉnh việc áp dụng hồ sơ rủi ro.
- Định kỳ ngày 20 hàng tháng, báo cáo tình hình, áp dụng hồ sơ rủi ro theo chế độ báo cáo chung về công tác QLRR của ngành Hải quan.
d) Bước 4. Điều chỉnh, hủy bỏ, gia hạn hồ sơ rủi ro:
d.1) Điều chỉnh hồ sơ rủi ro: Việc điều chỉnh hồ sơ rủi ro do đơn vị xác lập xem xét, đề xuất lãnh đạo có thẩm quyền tại khoản 4 Điều này, trên cơ sở thu thập, phân tích thông tin phản hồi tại điểm c.2.3 nêu trên.
d.2) Hủy bỏ hồ sơ rủi ro: hồ sơ rủi ro được hủy bỏ trong trường hợp hồ sơ rủi ro hết thời hạn áp dụng nhưng không phát hiện vi phạm hoặc đang trong thời hạn áp dụng nhưng có cơ sở cho rằng không còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.
d.3) Gia hạn hồ sơ rủi ro: Việc gia hạn hồ sơ rủi ro được áp dụng trong trường hợp hồ sơ rủi ro đã hết thời hạn áp dụng nhưng qua đánh giá cho thấy còn tiềm ẩn nguy cơ vi phạm PLHQ.

Theo đó, trình tự xây dựng, quản lý, ứng dụng hồ sơ rủi ro hành khách xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài được thực hiện theo 04 bước được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

832 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào