Hồ sơ khoản viện trợ không hoàn lại có phải thẩm định trước khi phê duyệt hay không? Nếu có thì cơ quan nào chủ trì thực hiện?

Cho tôi hỏi đối với hồ sơ các khoản viện trợ không hoàn lại có phải thực hiện thẩm định trước khi phê duyệt hay không? Nếu có thì cơ quan nào chủ trì thực hiện? Trình tự thực hiện các thủ tục thẩm định thế nào? - Chị Hoa đến từ Thủ Dầu Một.

Hồ sơ khoản viện trợ không hoàn lại có phải thẩm định trước khi phê duyệt hay không?

Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định văn kiện chương trình, dự án, phi dự án khoản viện trợ không hoàn lại phải được thẩm định để làm cơ sở phê duyệt, ký kết và thực hiện.

Và các cơ quan chủ trì thực hiện là:

- Đối với khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định.

- Đối với khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của người đứng đầu cơ quan chủ quản thực hiện tại cấp trung ương, cơ quan chủ quản giao đơn vị chuyên môn trực thuộc phù hợp chủ trì tổ chức thẩm định; ở cấp địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định.

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất nội dung dự án, cơ quan chủ trì thẩm định có thể mời các cơ quan chuyên môn ở trung ương và địa phương, các tổ chức tư vấn và chuyên gia tư vấn độc lập để hỗ trợ thẩm định chương trình, dự án.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thẩm định có liên quan đến phạm vi trách nhiệm quản lý của mình.

Hồ sơ khoản viện trợ không hoàn lại có phải thẩm định trước khi phê duyệt hay không? Nếu có thì cơ quan nào chủ trì thực hiện?

Hồ sơ khoản viện trợ không hoàn lại có phải thẩm định trước khi phê duyệt hay không? Nếu có thì cơ quan nào chủ trì thực hiện? (Hình từ Internet)

Nội dung thẩm định văn kiện chương trình, dự án, phi dự án khoản viện trợ không hoàn lại là gì?

Căn cứ khoản 5 Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định gồm:

- Tính phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án, mục đích tiếp nhận phi dự án với mục tiêu phát triển cụ thể của bộ, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện và thụ hưởng chương trình, dự án;

- Tư cách pháp nhân của các bên cung cấp viện trợ và bên tiếp nhận viện trợ và tính hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam của các tổ chức, cá nhân có liên quan; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của bên tiếp nhận viện trợ;

- Khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của Chủ khoản viện trợ; khả năng đóng góp đối ứng của phía Việt Nam;

- Các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; tính hợp lý trong cơ cấu ngân sách của chương trình, dự án dành cho các hạng mục chủ yếu của chương trình, dự án;

- Những cam kết, điều kiện tiên quyết và các điều kiện khác của các bên tham gia;

- Hiệu quả, tác động về kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự xã hội, khả năng vận dụng kết quả chương trình, dự án vào thực tiễn và tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc; hiệu quả sử dụng khoản viện trợ phi dự án.

Trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định văn kiện chương trình, dự án, khoản viện trợ không hoàn lại phi dự án được quy định thế nào?

Tại Điều 10 Nghị định 80/2020/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện như sau:

Bước 1: Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ thẩm định trên cơ sở các quy định tại Điều 8 Nghị định 80/2020/NDD-CP.

Bước 2: Lấy ý kiến góp ý bằng văn bản của các cơ quan có liên quan

- Đối với khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ Bộ Kế hoạch và Đầu gửi bộ hồ sơ đề nghị góp ý kiến thẩm định tới Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (trong trường hợp Bên cung cấp viện trợ là tổ chức phi chính phủ nước ngoài) và các cơ quan chuyên môn liên quan.

- Đối Đối với các khoản viện trợ quy định tại khoản 2, 3, 4, khoản 5 Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP thực hiện ở cấp trung ương: cơ quan chủ quản gửi bộ hồ sơ đề nghị góp ý kiến tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (trong trường hợp Bên cung cấp viện trợ là tổ chức phi chính phủ nước ngoài) và các cơ quan chuyên môn liên quan.

- Đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt quy định tại khoản 2, 3, khoản 4 Điều 7 Nghị định 80/2020/NĐ-CP thực hiện tại địa phương: Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi bộ hồ sơ tới Sở Tài chính, Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có chức năng liên quan ở địa phương để xin ý kiến.

Trường hợp nội dung khoản viện trợ vượt quá thẩm quyền quản lý của địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan.

Bước 3: Thẩm định khoản viện trợ không hoàn lại

Tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội dung của khoản viện trợ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định bằng hình thức tổng hợp ý kiến hoặc tổ chức hội nghị thẩm định. Ý kiến kết luận của cơ quan chủ trì thẩm định là cơ sở để cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ.

Trong trường hợp khoản viện trợ không đủ điều kiện tiếp nhận, cơ quan chủ quản thông báo cho bên cung cấp viện trợ về quyết định không tiếp nhận viện trợ.

Thời hạn thẩm định không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

* Đối với viện trợ không hoàn lại để khắc phục hậu quả, khi phê duyệt văn kiện dự án, phi dự án, người đứng đầu cơ quan chủ quản không bắt buộc phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,470 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào