Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm những gì? Và nộp cho cơ quan nào?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được nộp ở cơ quan nào?
- Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 28 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 40/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/08/2023) quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua môi trường mạng đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
4. Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
5. Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép phải bổ sung:
a) Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép);
b) Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
Theo đó, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép.
- Sơ họa vị trí khu vực tiến hành hoạt động đề nghị gia hạn giấy phép.
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
- Văn bản ý kiến của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi về tình hình thực hiện giấy phép được cấp của tổ chức, cá nhân.
Đối với các dự án đầu tư trong phạm vi bảo vệ của công trình thủy lợi, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép phải bổ sung:
+ Bản sao quyết định thành lập hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (cập nhật đến thời điểm đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép).
+ Trường hợp có thay đổi quy mô, công suất, thông số chủ yếu của các hoạt động được cấp phép phải bổ sung: bản sao quyết định phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, chủ trương đầu tư, dự án đầu tư; bản sao báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường; bản sao thông báo thẩm định thiết kế cơ sở, bản vẽ thiết kế của dự án điều chỉnh.
Trước đây, quy định hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi tại Điều 28 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm d khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
2. Bản vẽ thiết kế thi công bổ sung hoặc dự án đầu tư bổ sung đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 6 và khoản 10 Điều 13 Nghị định này;
3. Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
4. Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Theo đó, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi sẽ gồm:
- Đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 67/2018/NĐ-CP;
- Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép được cấp;
- Văn bản thỏa thuận của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi.
Công trình thủy lợi (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được nộp ở cơ quan nào?
Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 67/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép
1. Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được nộp ở cơ quan sau:
- Tổng cục Thủy lợi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi
Giấy phép cấp cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, gồm:
...
3. Khoan, đào khảo sát địa chất; thăm dò, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khai thác nước dưới đất;
...
Và căn cứ theo khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 67/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ khoản 2 Điều 167 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục cấp gia hạn, Điều chỉnh nội dung giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này. Trường hợp đề nghị gia hạn giấy phép phải nộp hồ sơ trước thời điểm giấy phép hết hiệu lực ít nhất 45 ngày.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
3. Thời hạn cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung:
a) Đối với hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 10 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
b) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 5, Khoản 7 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
c) Đối với hoạt động quy định tại Khoản 6, Khoản 8, Khoản 9 Điều 13 Nghị định này:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức thẩm định hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì cấp giấy phép gia hạn, điều chỉnh nội dung; trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo lý do không cấp giấy phép.
Theo đó, trình tự, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác nước dưới đất trong công trình thủy lợi được thực hiện như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.