Hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì? Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp nào? Câu hỏi của chị Uyên từ Khánh Hòa.

Hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:

Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
...
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.
Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Tư pháp.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài.
Phí, lệ phí: Không.
...

Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ sau đây:

(1) Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định: TẢI VỀ

(2) Bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.

Hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Inetrnet)

Ai có thẩm quyền ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:

Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
Trình tự thực hiện:
- Người có yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị đến Bộ Tư pháp;
- Bộ trưởng Bộ Tư pháp ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến Bộ Tư pháp.
Thành phần hồ sơ:
- Giấy đề nghị công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
- Bản dịch đã được công chứng hoặc chứng thực văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài.
...

Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Tư pháp là người có thẩm quyền ra quyết định công nhận tương đương đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài.

Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Quyết định 2005/QĐ-BTP năm 2020 quy định như sau:

Thủ tục hành chính cấp Trung ương
1. Công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài
...
Yêu cầu, điều kiện thực hiên thủ tục hành chính: Người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau:
- Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;
- Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề Thừa phát lại đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu TP-TPL-03 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
...

Như vậy, theo quy định, người được đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài được công nhận tương đương trong các trường hợp sau:

(1) Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài thuộc phạm vi áp dụng của Hiệp định về tương đương văn bằng hoặc công nhận lẫn nhau về văn bằng hoặc Điều ước quốc tế có liên quan đến văn bằng mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập;

(2) Có văn bằng đào tạo nghề Thừa phát lại được cấp bởi cơ sở đào tạo ở nước ngoài mà chương trình đào tạo nghề Thừa phát lại đã được cơ quan kiểm định chất lượng của nước đó công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền của nước đó cho phép thành lập và được phép cấp văn bằng.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

955 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào