Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì?
- Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm được cấp lại trong trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì?
- Cơ quan nào có trách nhiệm cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm?
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm được cấp lại trong trường hợp nào?
Trường hợp cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 17 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Trường hợp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị mất, bị cháy hoặc bị rách, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ gửi về Tổng cục Môi trường đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;
b) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;
c) Bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có).
3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp lại không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy phép đã được cấp.
4. Trình tự đăng ký, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm được cấp lại trong trường hợp giấy phép bị mất, bị cháy hoặc bị rách.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm được cấp lại trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Trường hợp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị mất, bị cháy hoặc bị rách, tổ chức, cá nhân lập hồ sơ gửi về Tổng cục Môi trường đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;
b) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này;
c) Bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có).
3. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp lại không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của Giấy phép đã được cấp.
4. Trình tự đăng ký, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 52/2013/TT-BTNMT: TẢI VỀ
(2) Báo cáo quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 52/2013/TT-BTNMT: TẢI VỀ
(3) Bản sao chứng thực Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm (nếu có).
Cơ quan nào có trách nhiệm cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm?
Việc cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 22 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Trách nhiệm của Tổng cục Môi trường
1. Tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại hoặc tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Trường hợp không cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
2. Trực tiếp kiểm tra hoặc chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương và các cơ quan có liên quan kiểm tra điều kiện vận chuyển hàng nguy hiểm của tổ chức, cá nhân theo quy định tại Thông tư này.
3. Chủ trì kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy phép vận chuyển trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm đối với môi trường.
4. Tham gia, phối hợp với các cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường ở địa phương và cơ quan có liên quan nơi xảy ra sự cố môi trường hướng dẫn xử lý sự cố và khắc phục hậu quả.
5. Sao gửi Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.
6. Thu và sử dụng phí, lệ phí cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, Tổng cục Môi trường là cơ quan có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm.
Trường hợp không cấp lại Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì Tổng cục Môi trường phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.