Hình thức xử lý đối với công ty có hành vi làm giả kết quả quan trắc môi trường được quy định như thế nào?
Quan trắc môi trường là gì?
Căn cứ khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa về quan trắc môi trường như sau:
"Điều 3. Giải thích từ ngữ
25. Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường."
Quan trắc môi trường
Hình thức xử lý đối với công ty có hành vi làm giả kết quả quan trắc môi trường được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường:
"Điều 36. Vi phạm các quy định về thu thập, quản lý, khai khác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở trái phép việc quan trắc, thu thập, trao đổi, khai thác, sử dụng dữ liệu, thông tin về môi trường.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không đúng chức năng, thẩm quyền theo quy định;
b) Không công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thống kê, lưu trữ số liệu về các tác động đối với môi trường, về các nguồn thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định;
b) Không nộp đầy đủ các số liệu điều tra, khảo sát, quan trắc môi trường và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với các hành vi tẩy xóa dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp dữ liệu, thông tin về môi trường, kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều này."
Theo đó, hành vi làm giả kết quả quan trắc môi trường là hành vi cung cấp kết quả quan trắc môi trường không trung thực cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Bởi vì, mức phạt tiền tại điều này là mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Công ty có hành vi làm giả kết quả quan trắc môi trường thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp nào sẽ có thẩm quyền xử phạt?
Căn cứ Điều 48 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 48. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn thuộc thẩm quyền;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này."
Theo đó, Công ty có hành vi làm giả kết quả quan trắc môi trường thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới đủ thẩm quyền xử phạt. Do mức phạt tiền đối với hành vi này vượt ngoài phạm vi thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.