Hình thức chỉ định thầu rút gọn có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? Có phải lập hồ sơ yêu cầu hay không?
Hình thức chỉ định thầu rút gọn có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật Đấu thầu 2013 việc thực hiện gói thầu mua sắm hàng hóa trong hạn mức theo hình thức chỉ định thầu được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Chỉ định thầu
...
2. Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn chuẩn bị dự án;
b) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
c) Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
d) Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
đ) Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày;
e) Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
Đồng thời tại khoản 2 Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP cũng quy định:
Quy trình chỉ định thầu rút gọn
...
2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:
a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;
...
Như vậy, với hình thức chỉ định thầu rút gọn thì phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Về hồ sơ yêu cầu thì Điều 56 trên không nêu là phải có hồ sơ yêu cầu nên có thể trong quy trình rút gọn không cần lập hồ sơ yêu cầu, anh liên hệ thêm với cơ quan chuyên môn để có thêm thông tin.
Hình thức chỉ định thầu rút gọn có phải lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu hay không? (Hình từ Internet)
Gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn thì có phải đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia không?
Tại khoản 1 Điều 8 Luật Đấu thầu 2013 (Được sửa đổi bởi điểm e khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020) quy định như sau:
Thông tin về đấu thầu
1. Các thông tin phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu bao gồm:
a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
b) Thông báo mời quan tâm, thông báo mời sơ tuyển;
c) Thông báo mời chào hàng, thông báo mời thầu;
d) Danh sách ngắn;
đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
e) Kết quả mở thầu đối với đấu thầu qua mạng;
g) Thông tin xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu;
h) Văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu;
i) Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất;
k) Cơ sở dữ liệu về nhà thầu, nhà đầu tư, chuyên gia đấu thầu, giảng viên đấu thầu và cơ sở đào tạo về đấu thầu;
l) Thông tin khác có liên quan.
Theo đó đối với thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải tuân thủ theo nguyên tắc gì?
Tại Điều 33 Luật Đấu thầu 2013 quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
3. Việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.