Hiện nay có những dự án phòng chống đất sụt nào? Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào?

Theo tôi được biết, nhà nước hiện nay cũng đang để tâm đến việc thiết kế các công trình phòng chống đất sụt trên đường cao tốc, đường ô tô để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông. Vậy những công trình như thế nào được xem là công trình phòng chống đất sụt? Có những loại nào? Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào?

Những công trình nào được xem là công trình phòng chống đất sụt?

Khái niệm "đất sụt" được quy định tại tiểu mục 3.1.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế cụ thể như sau:

"3.1.1 Đất sụt (Landslides)
Một trong những hiện tượng địa chất động lực công trình diễn ra trong phạm vi mái dốc nền đường hoặc trong một phạm vi rộng lớn hơn bao gồm cả một phần sườn đồi hay sườn núi tiếp giáp với mái dốc nền đường. Hiện tượng đất sụt (trượt đất) này phát sinh khi chịu tác động trực tiếp của con người kết hợp với các yếu tố tác động thiên nhiên như mưa, bão, lũ lụt, dòng chảy, nước ngầm hoặc động đất, ... làm khối đất đá nằm trên mái dốc hoặc sườn đồi, sườn núi bị mất ổn định cơ học và sau đó tự tách ra thành một hoặc nhiều khối đất đá chuyển động tự do xuống phía dưới, ở các dạng khác nhau, theo phương trọng lực. Hiện tượng đất sụt nói chung được phân loại ra các hình dạng đặc trưng cụ thể nói riêng như: trượt đất, sụt lở, xói sụt và đá lở, đá lăn (xem Phụ lục A)."

Theo đó, công trình phòng chống đất sụt được quy định tại tiểu mục 3.1.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế với những điều kiện cụ thể như sau:

"3.1.2 Công trình phòng chống đất sụt (The Landslide Prevention Engineering)
Tất cả các hình thức công trình hoặc phi công trình, được khảo sát thiết kế và xây dựng để chủ động phòng ngừa hiện tượng đất sụt tại những vị trí, những khu vực có nguy cơ cao xảy ra đất sụt trên đường ô tô trong quá trình khai thác, nhằm bảo vệ hoặc lập lại sự ổn định chung của mái dốc nền đường."

Theo đó, những công trình đáp ứng được những điều kiện nói trên được xem là công trình phòng chống hiện tượng đất sụt theo quy định của pháp luật hiện hành.

Hiện nay có những dự án phòng chống đất sụt nào?

Theo quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, dự án phòng chống, xử lý đất sụt được phân loại như sau:

"4.3 Phân loại dự án phòng chống, xử lý đất sụt
Tùy theo quy mô dự án, khối lượng khảo sát, thiết kế các công trình phòng chống, xử lý đất sụt và tổng mức đầu tư của dự án mà phân loại dự án phòng chống đất sụt ra 2 loại như sau:
a) Dự án phòng chống, xử lý đất sụt có quy mô lớn: là dự án tập hợp nhiều điểm đất sụt, có khối lượng yêu cầu khảo sát và thiết kế các công trình phòng chống đất sụt ở mức độ lớn, có tính phức tạp, được phép áp dụng các công nghệ cao, có tổng mức đầu tư ở mức cao và do đó đòi hỏi công tác khảo sát thiết kế phải được tiến hành theo 2 bước, đó là bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi và bước lập bản vẽ thi công.
b) Dự án phòng chống, xử lý đất sụt quy mô nhỏ: là dự án có thể chỉ giải quyết một điểm đất sụt hay một số điểm đất sụt, với yêu cầu khối lượng khảo sát, thiết kế công trình phòng chống đất sụt ở mức độ nhỏ, không quá phức tạp, chủ yếu áp dụng các công nghệ truyền thống, có tổng mức đầu tư ở mức thấp và do đó chỉ yêu cầu công tác khảo sát thiết kế được tiến hành theo 1 bước, đó là bước lập bản vẽ thi công."

Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào?

Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào?

Việc khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt được thực hiện theo quy định nào? (Nguồn ảnh: Internet)

Căn cứ tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế, quy định về các bước khảo sát và thiết công trình phòng chống đất sụt như sau:

"5.1 Quy định về các bước khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt
5.1.1 Tùy theo quy mô của dự án phòng chống đất sụt mà công tác khảo sát thiết kế được tiến hành theo hai bước hoặc một bước như sau:
a) Đối với dự án phòng chống đất sụt có quy mô lớn: đòi hỏi công tác khảo sát thiết kế phòng chống đất sụt phải được tiến hành theo 2 bước, đó là:
- Bước 1: lập báo cáo nghiên cứu khả thi xử lý đất sụt, bao gồm khảo sát sơ bộ để lập thiết kế cơ sở;
- Bước 2: khảo sát chi tiết để lập bản vẽ thi công.
b) Đối với dự án phòng chống đất sụt có quy mô nhỏ: chỉ yêu cầu công tác khảo sát thiết kế phòng chống đất sụt tiến hành theo một bước khảo sát chi tiết để lập bản vẽ thi công
5.1.2 Yêu cầu chung của bước lập báo cáo khả thi phòng chống đất sụt
a) Yêu cầu về công tác khảo sát sơ bộ:
- Sơ bộ nhận dạng, đánh giá quy mô và phân loại đất sụt tại các điểm đã xảy ra trên tuyến đường;
- Thống kê sơ bộ khối lượng đất sụt và mức độ thiệt hại tại từng điểm và trên toàn tuyến;
- Tiến hành khảo sát sơ bộ về địa hình; ĐCCT; ĐCTV và thủy văn;
- Nhận xét và đánh giá sơ bộ về nguyên nhân gây ra hiện tượng đất sụt tại từng điểm;
- Báo cáo sơ bộ về đánh giá tác động môi trường.
Quy định về nội dung công tác khảo sát của bước lập Dự án xử lý đất sụt được nêu tại điều 6.
b) Yêu cầu về lập hồ sơ thiết kế cơ sở:
- Thu thập tài liệu và các bản vẽ về địa hình, ĐCCT, ĐCTV, thủy văn và các công trình hiện có trên tuyến trong phạm vi dự án.
- Phác thảo phạm vi ảnh hưởng và quy mô của vùng sụt trên tài liệu thu thập
- Xác định hình loại đất sụt, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng gây ra đất sụt tại từng điểm
- Xem xét và sơ bộ lựa chọn các phương án phòng ngừa và xử lý đất sụt nêu tại Điều 9.1.
- Tiến hành đánh giá sơ bộ và tính toán ổn định mái dốc theo chỉ dẫn tại Điều 9.2 và 9.3.
- Lựa chọn giải pháp phòng ngừa hoặc xử lý cho từng điểm đất sụt theo chỉ dẫn tại Điều 9.4.
- Đề xuất phương án thiết kế hợp lý nhất để phòng chống đất sụt phù hợp với các quy định nêu từ Điều 9.5 đến Điều 9.8.
- Tính toán khối lượng;
- Lập tổng mức đầu tư và hoàn thành thuyết minh thiết kế cơ sở.
5.1.3 Yêu cầu chung của bước lập bản vẽ thi công phòng chống đất sụt
a) Yêu cầu về công tác khảo sát chi tiết:
- Nghiên cứu kỹ kết quả khảo sát sơ bộ đã được tiến hành ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Triển khai khảo sát chi tiết về địa hình; ĐCCT; ĐCTV và thủy văn;
- Xem xét và đánh giá chi tiết các điều kiện ảnh hưởng và xác định nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đất sụt tại từng điểm sụt.
Các quy định chi tiết về công tác khảo sát của bước lập bản vẽ thi công phòng chống đất sụt được nêu tại Điều 7.
b) Về yêu cầu về lập hồ sơ bản vẽ thi công:
- Đánh giá toàn diện và chi tiết về các yếu tố địa hình, ĐCCT, ĐCTV, thủy văn và các công trình hiện có trên tuyến trong phạm vi dự án.
- Kết luận chính xác về hình loại đất sụt, các yếu tố ảnh hưởng và nguyên nhân chính gây ra đất sụt tại từng điểm
- Nghiên cứu và triển khai lập bản vẽ thi công phương án đã được lựa chọn ở bước thiết kế cơ sở
- Rà soát và quyết định việc lựa chọn các thông số tính toán trong điều kiện bất lợi nhất để phục vụ kiểm toán ổn định mái dốc.
- Rà soát và quyết định việc lựa chọn sơ đồ tính toán ổn định mái dốc ứng trên các đoạn dự kiến bố trí các công trình phòng chống đất sụt.
- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết kết cấu công trình chống đỡ (nếu có)
- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết hệ thống tiêu năng và thoát nước (nếu có)
- Kiểm tra mức độ thỏa mãn của các yếu tố hình học của đoạn tuyến và đánh giá lại tác động môi trường sau khi thiết kế bố trí các công trình phòng chống đất sụt chỉ cần đảm bảo cho sự ổn định trước mắt hoặc cần phải đảm bảo cho sự ổn định bền vững lâu dài.
- Tiến hành tính toán chi tiết và lập bản vẽ chi tiết lớp gia cố bề mặt mái dốc (nếu có);
- Tính toán khối lượng;
- Lập hồ sơ thiết kế biện pháp tổ chức thi công;
- Lập dự toán chi tiết và hoàn thành thuyết minh thiết kế bản vẽ thi công. Quy định chi tiết về công tác lập bản vẽ thi công nắm được nêu tại Điều 10."

Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về những vấn đề liên quan đến công tác phòng chống đất sụt như hình thành và phân loại dự án cũng như các bước khảo sát và thiết kế công trình phòng chống đất sụt cụ thể như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

633 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào