Hiện nay có được phép dạy thêm ngoài nhà trường không? Trách nhiệm kiểm tra các cơ sở dạy thêm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Hiện nay có được phép dạy thêm ngoài nhà trường không?
Theo quy định trước đây tại Điều 7 Luật Đầu tư 2014 quy định về ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như sau:
Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh.
Theo Điều 1 Quyết định 2499/QĐ-BGDĐT năm 2019 thì quy định về dạy thêm học thêm tại Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT đã hết hiệu lực từ 01/17/2016.
Từ 01/17/2016, Luật Đầu tư 2014 quy định việc dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Phụ lục 4 của Luật này.
Tuy nhiên từ 01/01/2021 cho đến hiện nay, Luật Đầu tư 2020 không còn quy định dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nữa nên các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã ngành nghề giáo dục có thể dạy thêm.
Do đó, chị mới thấy có nhiều đơn vị dạy thêm ngoài nhà trường như vậy.
Dạy thêm ngoài nhà trường (Hình từ Internet)
Trách nhiệm kiểm tra các cơ sở dạy thêm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định thế nào?
Theo quy định tại khoản 7, khoản 8 Điều 7 Nghị định 127/2018/NĐ-CP về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
...
7. Thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
8. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm về giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý
Đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Giáo dục và Đào tạo thanh tra hành chính đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý; chỉ đạo thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và xử lý vi phạm về giáo dục tại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
Sở Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ gì trong việc kiểm tra các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường?
Theo khoản 6 Điều 2 Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 12 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP; Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
6. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.
...
Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 13 Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, Nghị định số 46/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, Nghị định số 135/2018/NĐ-CP ngày 04/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 46/2017/NĐ-CP, các quy định của pháp luật có liên quan và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
...
4. Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.
...
Như vậy, trong việc kiểm tra các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường thì Sở Giáo dục và Đào tạo và Phòng Giáo dục và Đào tạo có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 6 Điều 2 và khoản 4 Điều 4 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.