Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt về số lượng thuốc trong công đoạn nào tại cơ sở khám chữa bệnh? Cách tính giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc?
- Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt về số lượng thuốc trong công đoạn nào tại cơ sở khám chữa bệnh? Cách tính giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc?
- Tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh được tính như thế nào?
- Cơ sở khám chữa bệnh nộp những tài liệu nào để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc?
Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt về số lượng thuốc trong công đoạn nào tại cơ sở khám chữa bệnh? Cách tính giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt thuốc về số lượng thuốc trong các công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc được tính bằng số lượng thuốc hao hụt nhân với giá mua thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật, cụ thể:
Giá trị thuốc hao hụt (VNĐ) = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua thuốc (VNĐ)
...
Như vậy, theo quy định trên, hao hụt thuốc là sự thiếu hụt về số lượng thuốc trong các công đoạn sau đây:
- Các công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều;
- Công đoạn sử dụng thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc được tính bằng số lượng thuốc hao hụt nhân với giá mua thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định pháp luật, cụ thể như sau:
Giá trị thuốc hao hụt (VNĐ) = Số lượng thuốc hao hụt x Giá mua thuốc (VNĐ)
Hao hụt thuốc là sự thiếu hụt về số lượng thuốc trong công đoạn nào tại cơ sở khám chữa bệnh? Cách tính giá trị của thuốc hao hụt của từng mặt hàng thuốc? (Hình từ Internet)
Tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh được tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc là tỷ lệ phần trăm (%) theo giá trị thuốc hao hụt trong quá trình dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, pha chế, phân chia liều và sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh so với tổng giá trị của các mặt hàng thuốc sử dụng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán, cụ thể:
Tỷ lệ hao hụt của thuốc A (%) = (Giá trị thuốc hao hụt của thuốc A (VNĐ)/Tổng giá trị thuốc sử dụng tại cơ sở (VNĐ)) * 100
4. Tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng tổng tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán.
Theo đó, tỷ lệ hao hụt thuốc tại cơ sở khám chữa bệnh bằng tổng tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại năm quyết toán.
Trong đó, tỷ lệ hao hụt của từng mặt hàng thuốc được tính theo công thức sau:
Tỷ lệ hao hụt của thuốc A (%) = (Giá trị thuốc hao hụt của thuốc A (VNĐ)/Tổng giá trị thuốc sử dụng tại cơ sở (VNĐ)) x 100
Cơ sở khám chữa bệnh nộp những tài liệu nào để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 55/2017/TT-BYT quy định như sau:
Tài liệu để thanh toán hao hụt thuốc
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cung cấp các hồ sơ sau đây để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc đối với các trường hợp quy định tại Điều 4 Thông tư này:
1. Biên bản tổng hợp danh mục thuốc bị hao hụt của khoa, phòng và xác nhận lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Biên bản xác nhận thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm quá hạn sử dụng hoặc Biên bản xác nhận thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
3. Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư này.
4. Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này.
5. Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành trong đó xác định rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này. Việc xác định tỷ lệ hao hụt này phải có Biên bản họp, thống nhất giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ sở khám chữa bệnh nộp những tài liệu sau đây để được xem xét, thanh toán chi phí hao hụt thuốc:
(1) Biên bản tổng hợp danh mục thuốc bị hao hụt của khoa, phòng và xác nhận lý do theo mẫu quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 55/2017/TT-BYT.
(2) Biên bản xác nhận thuốc cấp cứu, thuốc chống độc, thuốc hiếm quá hạn sử dụng hoặc Biên bản xác nhận thuốc bị hỏng, vỡ trong công đoạn dự trữ, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, phân chia liều, sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 55/2017/TT-BYT.
(3) Biên bản kiểm kê thuốc định kỳ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 55/2017/TT-BYT.
(4) Biên bản họp Hội đồng kiểm kê thuốc hàng năm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sự tham gia của Cơ quan bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xác định các thuốc hao hụt đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư 55/2017/TT-BYT.
(5) Quy trình pha chế, phân chia liều thuốc do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành trong đó xác định rõ tỷ lệ hao hụt từng thuốc trong quá trình này. Việc xác định tỷ lệ hao hụt này phải có Biên bản họp, thống nhất giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.