Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm là khi nào? Những đơn vị nào phải thực hiện báo cáo?

Những đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm? Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm là khi nào? Quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động gồm những nội dung nào?

Những đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến cơ sở
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).
2. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;
b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.
...

Đồng thời tại Điều 11 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến huyện
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Trung tâm y tế thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
2. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Y tế.
...

Và Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến tỉnh
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sở Y tế thực hiện việc báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
...

Như vậy, trách nhiệm báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm thuộc về các đơn vị sau đây:

(1) Cơ sở lao động (tuyến cơ sở);

(2) Trung tâm y tế (tuyến huyện);

(3) Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành (tuyến tỉnh).

Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm là khi nào? Những đơn vị nào phải thực hiện báo cáo?

Những đơn vị nào có trách nhiệm báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm? (Hình từ Internet)

Hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm là khi nào?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến cơ sở
...
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Đồng thời theo Điều 11 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến huyện
...
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.

Và Điều 12 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định như sau:

Tuyến tỉnh
...
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo y tế lao động:
- Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
- Trước ngày 25 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
b) Đối với báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở Y tế công bố đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.

Theo đó, hạn chót nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm đối với các đơn vụ được quy định cụ thể như sau:

(1) Đối với cơ sở lao động: nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm trước ngày 05 tháng 7 hằng năm;

TẢI VỀ Mẫu báo cáo y tế lao động của cơ sở lao động

(2) Đối với Trung tâm y tế: nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm trước ngày 10 tháng 7 hằng năm;

TẢI VỀ Mẫu báo cáo y tế lao động của Trung tâm y tế

(3) Đối với Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành: nộp báo cáo y tế lao động 6 tháng đầu năm trước ngày 15 tháng 7 hằng năm.

TẢI VỀ Mẫu báo cáo y tế lao động của Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành

Quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động gồm những nội dung nào?

Nội dung quản lý vệ sinh lao động tại cơ sở lao động được quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 19/2016/TT-BYT, bao gồm:

- Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động;

- Quan trắc môi trường lao động;

- Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;

- Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động đối với sức khỏe;

- Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe tại nơi làm việc;

- Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc;

- Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu tai nạn lao động tại nơi làm việc (gọi tắt là sơ cứu, cấp cứu) và bảo đảm trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

Lưu ý: Hằng năm, cơ sở lao động sản xuất kinh doanh phải xây dựng nội dung quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khỏe người lao động trong kế hoạch an toàn vệ sinh lao động đối với cơ sở.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

618 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào