Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia do cơ quan nào cấp? Trình tự thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép quy định như thế nào?
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia do cơ quan nào cấp?
Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
Cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia
1. Đối tượng: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia được cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam.
...
3. Thẩm quyền cấp giấy phép: Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
...
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia là giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới hai nước được Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp cho đơn vị kinh doanh vận tải của Việt Nam.
Trình tự thủ tục và hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia quy định như thế nào?
Căn cứ vào Điều 29 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam gồm có:
- Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia theo Mẫu số 01 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP;
- Phương án kinh doanh vận tải theo Mẫu số 02 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia như sau:
Bước 1: Đơn vị kinh doanh vận tải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo một trong các hình thức sau: trực tiếp, trực tuyến, đường bưu chính;
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính, cán bộ tiếp nhận hồ sơ cập nhật thông tin của các hồ sơ theo quy định vào hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi, bổ sung, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ;
Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thực hiện cấp Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia theo Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 119/2021/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thông báo bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến và nêu rõ lý do;
Bước 4: Việc trả kết quả được thực hiện tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoặc qua đường bưu chính hoặc hình thức trực tuyến theo quy định.
Lưu ý: Khi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia bị hư hỏng, bị mất, đơn vị kinh doanh vận tải lập hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép theo quy định nêu trên.
Tải về mẫu Giấy đề nghị cấp, cấp lại Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia mới nhất: Tại Đây
Vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia (Hình từ Internet)
Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ vào Điều 30 Nghị định 119/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép vận tải đường bộ qua biên giới như sau:
Thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia
1. Cơ quan cấp giấy phép thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
b) Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
c) Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;
d) Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
2. Trình tự, thủ tục:
a) Cơ quan cấp giấy phép ban hành quyết định thu hồi Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia và gửi cho đơn vị kinh doanh vận tải, các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu và các cơ quan có liên quan; đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép đồng thời thông báo đến cơ quan có thẩm quyền của Campuchia để phối hợp xử lý;
b) Sau khi quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, đơn vị kinh doanh vận tải phải dừng hoạt động vận tải qua biên giới và trong vòng 15 ngày làm việc phải nộp cho cơ quan cấp giấy phép các giấy tờ sau: Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia; toàn bộ Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia đã được cấp.
Như vậy, Giấy phép vận tải đường bộ quốc tế giữa Việt Nam và Campuchia bị thu hồi khi đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm một trong các trường hợp sau:
- Kinh doanh loại hình vận tải không đúng theo Giấy phép vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia;
- Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô bị cơ quan có thẩm quyền thu hồi;
- Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu đề nghị thu hồi vì lý do vi phạm liên quan đến các hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu, quy định về quản lý hoạt động ở khu vực cửa khẩu;
- Chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.