Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thế chấp tại Ngân hàng thì có thể ra quyết định thu hồi không?
Có thể dùng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp hay không?
Căn cứ Điều 318 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản thế chấp như sau:
Tài sản thế chấp
1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp.
Như vậy, đối với tài sản thế chấp dùng trong hợp đồng thế chấp tài sản có thể sử dụng quyền sử dụng đất để làm tài sản thế chấp.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thế chấp tại Ngân hàng thì có thể ra quyết định thu hồi không? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được thế chấp tại Ngân hàng thì có thể ra quyết định thu hồi không?
Căn cứ Điều 106 Luật Đất đai 2013 quy định về trường hợp cơ quan nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như sau:
Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
...
2. Nhà nước thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước thu hồi toàn bộ diện tích đất trên Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Cấp đổi Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất mà phải cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Giấy chứng nhận đã cấp không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng sử dụng đất, không đúng diện tích đất, không đủ điều kiện được cấp, không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật đất đai.
...
Như vậy, đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị trùng lập với diện tích đất của một đối tượng khác thì đây là trường hợp cấp giấy chứng nhận không đúng đối tượng.
Như vậy, nếu thuộc vào những trường hợp cấp Giấy chứng nhận không đúng đối tượng thì cơ quan nhà nước sẽ ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp kể cả khi đã được thế chấp tại ngân hàng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dùng để thế chấp tại ngân hàng khi bị thu hồi thì giải quyết hợp đồng thế chấp như thế nào?
Căn cứ Điều 323 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp như sau:
Quyền của bên nhận thế chấp
1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.
2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.
3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.
4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.
5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, tại Điều 327 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt thế chấp tài sản như sau:
Chấm dứt thế chấp tài sản
Thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.
2. Việc thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Tài sản thế chấp đã được xử lý.
4. Theo thỏa thuận của các bên.
Ở đây, ngân hàng trước khi cho vay có quyền xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp và yêu cầu cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp của bên thế chấp nhưng ngân hàng đã không tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng, không phát hiện ra sai sót đó nên phải gánh chịu rủi ro.
Nếu Ủy ban nhân dân ra Quyết định thu hồi Giấy chưng nhận quyền sử dụng đất thì việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng cũng sẽ chấm dứt theo quy định tại Điều 327 nêu trên; lúc này việc trả nợ sẽ tiến hành theo các thỏa thuận khác về thời hạn trả nợ mà người thế chấp và ngân hàng đã ghi nhận trong hợp đồng vay nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.