Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì được cấp lại bao nhiêu lần? Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm có những giấy tờ gì?
- Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì được cấp lại bao nhiêu lần?
- Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì hồ sơ đề nghị cấp lại gồm có những giấy tờ gì?
- Người được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường có được cho người khác mượn không?
- Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường?
Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì được cấp lại bao nhiêu lần?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về cấp lại, thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường như sau:
Cấp lại, thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường
1. Chứng nhận còn trong thời hạn sử dụng được cấp lại 01 lần trong trường hợp bị rách, nát hoặc bị mất. Thời hạn hiệu lực của giấy Chứng nhận được cấp lại không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của giấy Chứng nhận đã được cấp.
…
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì được cấp lại lại 01 lần.
Thời hạn hiệu lực của giấy Chứng nhận được cấp lại không vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của giấy Chứng nhận đã được cấp.
Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì được cấp lại bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì hồ sơ đề nghị cấp lại gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về cấp lại, thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường như sau:
Cấp lại, thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường
…
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy Chứng nhận bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy Chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 của Thông tư này;
b) 01 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp lại giấy Chứng nhận;
c) 01 bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực) của người xin cấp lại giấy Chứng nhận.
3. Trong thời gian tối đa 10 (mười) ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, cấp lại giấy Chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục 05 của Thông tư này. Trường hợp không cấp lại, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phải có thông báo bằng văn bản cho người xin cấp lại giấy Chứng nhận và nêu rõ lý do.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường thu hồi và không cấp lại giấy Chứng nhận trong các trường hợp sau:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa;
b) Cho thuê, mượn;
c) Sử dụng vào các mục đích không được pháp luật cho phép.
Như vậy, theo quy định trên thì giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu bị mất thì hồ sơ đề nghị cấp lại gồm có những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy Chứng nhận;
- 01 ảnh màu cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 06 tháng tính đến ngày đề nghị cấp lại giấy Chứng nhận;
- 01 bản sao chứng minh thư nhân dân (có chứng thực) của người xin cấp lại giấy Chứng nhận.
Người được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường có được cho người khác mượn không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm của người được cấp giấy Chứng nhận
Trách nhiệm của người được cấp giấy Chứng nhận
1. Quản lý, sử dụng giấy Chứng nhận đúng mục đích, không cho thuê, mượn; không sửa chữa, tẩy xóa giấy Chứng nhận.
2. Xuất trình giấy Chứng nhận và chấp hành các yêu cầu về kiểm tra, thanh tra khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
Như vậy, theo quy định trên thì người được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường không được cho người khác mượn giấy chứng nhận.
Ai có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường?
Căn cứ tại điểm g khoản 2 Điều 5 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT, có quy định về trách nhiệm đào tạo như sau:
Trách nhiệm đào tạo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Tổng cục Môi trường:
a) Xây dựng và phát hành Chương trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 3 Thông tư này;
b) Tổ chức phổ biến, tập huấn Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Lập và phê duyệt danh sách cán bộ tham gia giảng dạy, đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường;
b) Gửi thông báo tuyển sinh đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh xăng dầu, LPG trên địa bàn. Thông báo tuyển sinh gồm các nội dung: Chương trình đào tạo, thời gian, địa điểm, kinh phí và các thông tin khác có liên quan;
c) Quyết định danh sách và số lượng học viên tham gia đào tạo trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm chất lượng học tập (số lượng học viên cho 01 lớp học tối đa không quá 150 học viên);
d) Quyết định mức thu học phí và tổ chức thu học phí, quản lý, sử dụng học phí trên cơ sở đảm bảo bù đắp được chi phí hợp lý của khoá học theo các quy định về phí và lệ phí hiện hành;
đ) Tổ chức, phối hợp với các tổ chức đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường tổ chức các khóa đào tạo với hình thức học tập trung theo nội dung, thời gian được quy định tại khung chương trình đào tạo quy định tại Phụ lục 01 của Thông tư này;
e) Quyết định cấp giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường cho học viên có đủ điều kiện được cấp giấy Chứng nhận ngay sau khi kết thúc khóa đào tạo;
g) Quyết định thu hồi giấy Chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c Khoản 4 Điều 7 của Thông tư này;
h) Định kỳ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 của Thông tư này về Tổng cục Môi trường.
Như vậy, theo quy định trên thì Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền quyết định thu hồi giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ bảo vệ môi trường nếu vi phạm một trong các quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BTNMT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.