Giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam và việc tổ chức thực hiện các giải pháp được quy định như thế nào?
- Bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước hiện tại về vấn đề phát triển kinh tế biển như thế nào?
- Các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được quy định như thế nào?
- Việc tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Bối cảnh, tình hình quốc tế và trong nước hiện tại về vấn đề phát triển kinh tế biển như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định về bối cảnh và tình hình như sau:
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1. Bối cảnh, tình hình
Dự báo trong thời gian tới, tình hình quốc tế tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền ranh giới biển và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hoà giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Ở trong nước, ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn.
...
Theo đó, bối cảnh và tình hình quốc tế cũng như trong nước được quy định cụ thể tại tiểu mục 1 Mục II nêu trên. Trong đó, đối với tình hình trong nước ta thì việc ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững; thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; an ninh, trật tự, an toàn xã hội vẫn là những khó khăn, thách thức lớn.
Kinh tế biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục IV Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định về các giải pháp chủ yếu như sau:
CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong toàn xã hội
...
2. Hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển bền vững kinh tế biển
Rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về biển theo hướng phát triển bền vững, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tạo hành lang pháp lý thuận lợi để huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực và chuyển giao tri thức về biển. Tích cực tham gia và chủ động thúc đẩy hình thành cơ chế toàn cầu và khu vực liên quan đến biển và đại dương.
...
3. Phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển
Thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến; đẩy mạnh nghiên cứu, xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách, pháp luật về phát triển bền vững kinh tế biển.
...
4. Đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức, kiến thức, hiểu biết về biển, đại dương, kỹ năng sinh tồn, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng, tránh thiên tai cho học sinh, sinh viên trong tất cả các bậc học, cấp học. Phát triển nguồn nhân lực biển chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường; có cơ chế, chính sách đặc biệt thu hút nhân tài, từng bước hình thành đội ngũ các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia đạt trình độ quốc tế, có chuyên môn sâu về biển và đại dương.
...
5. Tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển
Hoàn thiện tổ chức các lực lượng bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật trên biển. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng đào tạo nhân lực, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và tăng cường khả năng hiệp đồng, tác chiến của các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của đất nước. Xây dựng lực lượng công an khu vực ven biển, đảo, các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển vững mạnh, làm nòng cốt bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội vùng biển, đảo. Nâng cao năng lực hoạt động của các lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ phòng, tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, cứu nạn, cứu hộ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng khu vực biển, đảo; bảo đảm an ninh, an toàn cho dân cư, người lao động và các hoạt động kinh tế khu vực biển; xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vùng biển, đảo.
6. Chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá; chủ động, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền và các lợi ích hợp pháp, chính đáng của quốc gia trên biển, đồng thời chủ động, tích cực giải quyết, xử lý các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng các biện pháp hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển. Tăng cường quan hệ với các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các nước bạn bè truyền thống, các nước có tiềm lực về biển, các nước có chung lợi ích trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, cùng có lợi và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chủ động, tích cực tham gia các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhất là các hoạt động hợp tác biển trong khuôn khổ ASEAN; phối hợp với các nước thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), thúc đẩy ký Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
....
7. Huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh
Đẩy mạnh thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ động thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ nguồn, trình độ quản lý tiên tiến từ các nước phát triển. Ưu tiên đầu tư ngân sách nhà nước cho phát triển các huyện đảo, xã đảo tiền tiêu, xa bờ; xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng biển, đảo, các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các tập đoàn kinh tế biển mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh trên biển, đặc biệt là ở các vùng biển xa bờ, viễn dương. Tiếp tục cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thuộc các ngành kinh tế biển, bảo đảm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh.
Theo đó, để pháp triển bền vững kinh tế biển Việt Nam thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những giải pháp chủ yếu được quy định cụ teher tại Mục IV nêu trên.
Việc tổ chức thực hiện các giải pháp chủ yếu để phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục V Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 quy định tổ chức thực hiện như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc nội dung Nghị quyết; xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch hành động với các mục tiêu, tiêu chí, nhiệm vụ, giải pháp, nguồn lực, cơ chế kiểm tra, giám sát, cơ quan chịu trách nhiệm và lộ trình chi tiết để cụ thể hoá, thể chế hoá Nghị quyết trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan, tổ chức mình; tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất cả về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo công tác xây dựng luật, pháp lệnh, ưu tiên các dự án luật trực tiếp phục vụ triển khai thực hiện Nghị quyết; tăng cường giám sát của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội đối với phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo ban hành kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu và định hướng chiến lược của Nghị quyết; xác định rõ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ thường xuyên, có lộ trình và phân công cụ thể. Tăng cường năng lực, vai trò quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế điều phối liên ngành trong quản lý nhà nước về biển, đảo. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển có liên quan; hoàn thiện đồng bộ các văn bản dưới luật, cơ chế, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với tình hình và điều kiện của mỗi vùng, miền, địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc học tập, quán triệt, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong nhân dân về vị trí, vai trò của biển và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.
5. Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
6. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết và định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Theo đó, để tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam thì cần sự chung tay phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức. Nhiệm vụ cụ thể của từng tổ chức, cơ quan được quy định cụ thể tại Mục V nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.