Dừng đỗ xe ô tô trên đường khi có nồng độ cồn trong người thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?
- Dừng đỗ xe ô tô trên đường khi có nồng độ cồn trong người thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?
- Người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là bao nhiêu?
- Điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị tước giấy phép lái xe 02 năm đúng không?
Dừng đỗ xe ô tô trên đường khi có nồng độ cồn trong người thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không?
Theo quy định hiện nay thì cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm hành chính đối với người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong người.
Như vậy có thể hiểu nếu cá nhân có nồng độ cồn trong người mà không điều khiển xe ô tô hay xe ô tô đang được dừng đổ xe thì sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính về nồng độ cồn.
Tuy nhiên, việc dừng đỗ xe bên đường phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật tại Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể như sau:
(1) Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:
- Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
- Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
- Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
- Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
- Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
- Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
- Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
(2) Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
- Bên trái đường một chiều;
- Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
- Trên cầu, gầm cầu vượt;
- Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
- Nơi dừng của xe buýt;
- Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
- Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường phố phải tuân thủ các quy định tại Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
(1) Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
(2) Không được dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.
Dừng đỗ xe ô tô trên đường khi có nồng độ cồn trong người thì người điều khiển phương tiện có bị xử phạt hay không? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong người có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
d) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
...
Như vậy, người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà có nồng độ cồn trong người (vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở) có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức cao nhất từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Điều khiển xe ô tô có nồng độ cồn vượt 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị tước giấy phép lái xe 02 năm đúng không?
Hình thức xử phạt bổ sung đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ được quy định tại khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05 tháng đến 07 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Theo đó, người vi phạm nồng độ cồn vượt 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.