Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân thành những loại nào?
- Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng được quy định như thế nào?
- Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân thành những loại nào?
- Chủ đầu tư của dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được là những cơ quan nào?
Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng
1. Đối với dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước, thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 2 Chương này.
2. Đối với dự án thuê dịch vụ công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước (sau đây gọi là dự án thuê), trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công và các quy định về quản lý chi phí, quản lý chất lượng tại Mục 3 Chương này.
3. Trường hợp dự án có sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin chưa sẵn có trên thị trường, nếu cần thiết, chủ đầu tư xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền để lựa chọn các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất giải pháp, phương án kỹ thuật, công nghệ; xây dựng, thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Các tổ chức, cá nhân nói trên chịu mọi chi phí phát sinh (nếu có). Sau khi thử nghiệm thành công, xác định được giải pháp kỹ thuật, công nghệ, chi phí, chủ đầu tư tiến hành các thủ tục đầu tư theo quy định.
4. Trường hợp dự án trong lĩnh vực khác có hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin, việc quản lý chi phí, quản lý chất lượng hạng mục ứng dụng công nghệ thông tin đó thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với tính chất và nguồn vốn sử dụng được quy định như trên.
Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân thành những loại nào? (Hình từ Internet)
Dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân thành những loại nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân loại dự án
Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công.
Như vậy dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được phân những loại sau:
- Dự án quan trọng quốc gia;
- Dự án nhóm A;
- Dự án nhóm B;
- Dự án nhóm C
Việc phân loại này được dựa theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công và được căn cứ theo mức độ quan trọng và quy mô của dự án.
Chủ đầu tư của dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được là những cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 73/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Chủ đầu tư
1. Chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án ứng dụng công nghệ thông tin, cụ thể như sau:
a) Đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin làm chủ đầu tư;
b) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời làm chủ đầu tư;
c) Ban quản lý dự án do bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án.
2. Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.
Như vậy chủ đầu tư của dự án ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được là cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý dự án cụ thể:
- Đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án hoặc đơn vị chuyên môn về công nghệ thông tin làm chủ đầu tư;
- Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp đồng thời làm chủ đầu tư;
- Ban quản lý dự án do bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân các cấp thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban quản lý dự án đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án.
Đối với dự án sử dụng vốn hỗn hợp, chủ đầu tư do các thành viên góp vốn thỏa thuận cử ra hoặc là đại diện của bên có tỷ lệ vốn góp cao nhất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.