Dự án bao gồm các hoạt động gì? Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?

Dự án bao gồm các hoạt động gì? Những hạn chế mà một dự án có thể chịu theo quy định Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017? Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?

Dự án bao gồm các hoạt động gì?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 về Hướng dẫn quản lý dự án quy định như sau:

3 Các khái niệm về quản lý dự án
...
3.2 Dự án
Dự án bao gồm một tập hợp duy nhất các quá trình gồm các hoạt động được kết hợp và kiểm soát với thời gian bắt đầu và kết thúc, được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của dự án. Việc đạt được các mục tiêu của dự án đòi hỏi cung cấp các sản phẩm bàn giao phù hợp với các yêu cầu cụ thể. Một dự án có thể chịu nhiều hạn chế như mô tả trong 3.11.
Mặc dù nhiều dự án có thể tương tự nhau nhưng mỗi dự án lại là đơn nhất. Sự khác biệt của dự án có thể xuất hiện trong các trường hợp sau:
- sản phẩm bàn giao được cung cấp;
- các bên liên quan chi phối;
- nguồn lực được sử dụng;
- các hạn chế;
- cách thức điều chỉnh các quá trình để tạo ra các sản phẩm bàn giao.
Mỗi dự án có sự bắt đầu và kết thúc rõ ràng và thường được chia thành các giai đoạn như mô tả trong 3.10. Dự án bắt đầu và kết thúc như mô tả trong 4.3.1.

Theo đó, dự án bao gồm một tập hợp duy nhất các quá trình gồm các hoạt động được kết hợp và kiểm soát với thời gian bắt đầu và kết thúc, được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của dự án.

Việc đạt được các mục tiêu của dự án đòi hỏi cung cấp các sản phẩm bàn giao phù hợp với các yêu cầu cụ thể.

Dự án bao gồm các hoạt động gì? Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?

Dự án bao gồm các hoạt động gì? Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017? (Hình từ Internet)

Những hạn chế mà một dự án có thể chịu theo quy định pháp luật?

Căn cứ theo tiểu mục 3.11 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 về Hướng dẫn quản lý dự án quy định các hạn chế của dự án như sau:

+ Có một số loại hạn chế và do những hạn chế thường phụ thuộc lẫn nhau nên điều quan trọng đối với nhà quản lý dự án là cân bằng một hạn chế cụ thể với những hạn chế khác.

+ Các sản phẩm bàn giao của dự án cần đáp ứng các yêu cầu đối với dự án và gắn kết với mọi hạn chế đã quy định như phạm vi, chất lượng, lịch trình, nguồn lực và chi phí.

+ Các hạn chế thường có quan hệ mật thiết với nhau dẫn đến sự thay đổi trong một hạn chế này có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều hạn chế khác. Do đó, các hạn chế này có thể có tác động đến các quyết định được đưa ra trong các quá trình quản lý dự án.

+ Việc đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan chính của dự án về các hạn chế có thể tạo ra nền tảng vững chắc cho sự thành công của dự án.

Một số hạn chế có thể là:

- thời gian thực hiện hoặc thời điểm mục tiêu đối với dự án;

- đảm bảo về ngân sách dự án;

- đảm bảo các nguồn lực cho dự án như con người, phương tiện, trang thiết bị, vật liệu, cơ sở hạ tầng, công cụ và các nguồn lực khác cần thiết để thực hiện các hoạt động dự án có liên quan đến các yêu cầu của dự án;

- các yếu tố liên quan đến sức khoẻ và an toàn của nhân viên;

- mức độ rủi ro chấp nhận được;

- tác động xã hội hoặc sinh thái tiềm ẩn của dự án;

- luật, quy tắc và các yêu cầu pháp lý khác.

Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017?

Căn cứ theo tiểu mục 3.6 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11866:2017 về Hướng dẫn quản lý dự án quy định như sau:

3 Các khái niệm về quản lý dự án
...
3.6 Quản trị dự án
Quản trị là khuôn khổ để chỉ đạo và kiểm soát tổ chức. Quản trị dự án bao gồm, nhưng không giới hạn ở các lĩnh vực quản trị của tổ chức mà liên quan đặc biệt đến các hoạt động của dự án.
Quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề sau đây:
- xác định cấu trúc quản lý:
- các chính sách, quá trình và phương pháp luận được sử dụng;
- giới hạn về quyền hạn ra quyết định;
- trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan;
- các tương tác như báo cáo và trình chuyển các vấn đề hoặc rủi ro từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn.
Trách nhiệm duy trì sự quản trị thích hợp của một dự án thường được giao cho nhà tài trợ dự án hoặc cho ban điều hành dự án.
Theo đó, quản trị là khuôn khổ để chỉ đạo và kiểm soát tổ chức. Quản trị dự án bao gồm, nhưng không giới hạn ở các lĩnh vực quản trị của tổ chức mà liên quan đặc biệt đến các hoạt động của dự án.

Theo đó, quản trị dự án có thể bao gồm các vấn đề sau đây:

- Xác định cấu trúc quản lý:

- Các chính sách, quá trình và phương pháp luận được sử dụng;

- Giới hạn về quyền hạn ra quyết định;

- Trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của các bên liên quan;

- Các tương tác như báo cáo và trình chuyển các vấn đề hoặc rủi ro từ cấp thấp hơn lên cấp cao hơn.

Trách nhiệm duy trì sự quản trị thích hợp của một dự án thường được giao cho nhà tài trợ dự án hoặc cho ban điều hành dự án.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
46 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào