Đơn xin mượn học bạ là gì? Sử dụng đơn xin mượn học bạ cho mục đích nào? Mẫu học bạ THPT mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Đơn xin mượn học bạ là gì? Sử dụng đơn xin mượn học bạ cho mục đích nào?
Đơn xin mượn học ba là mẫu đơn dành cho học sinh, do chính học sinh, (hoặc phụ huynh học sinh) soạn thảo và gửi tới ban giám hiệu nhà trường.
Việc lập đơn xin mượn học bạ nhằm mục đích được sử dụng học bạ để phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
Thông thường việc mượn học bạ phổ biến nhất đối với học sinh THPT và đặc biệt là đối tượng học sinh lớp 12 vì đây là đối tượng các bạn chuẩn bị hoàn tất hồ sơ cho kỳ thi Đại học, Cao đẳng.
Đơn xin mượn hồ sơ, học bạ dành cho học sinh là thủ tục bắt buộc để học sinh được phép mượn và sử dụng, là căn cứ để chủ thể có thẩm quyền tại trường đang theo học xem xét việc cho phép hay không cho phép mượn học bạ.
Mẫu đơn sẽ là căn cứ để ban giám hiệu nhà trường xem xét cho mượn học bạ, hoặc nếu có vấn đề gì xảy ra giữa các bên trong khi mượn như thất lạc học bạ, mất học bạ,... thì các bên sẽ chịu trách nhiệm đối với sự việc đó.
Hiện tại Luật giáo dục 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan không có quy định cụ thể về việc mượn học bạ hay mẫu đơn mượn học bà này. Việc cho mượn sẽ do phía học sinh và nhà trường thỏa thuận, cam kết với nhau.
Mẫu đơn cũng sẽ do phía học sinh tự soạn thảo hoặc soạn thảo theo mẫu yêu cầu từ phía nhà trường.
>>> Có thể tham khảo một số Mẫu đơn xin mượn học bạ sau đây:
- Mẫu đơn xin mượn học bạ 1: TẢI VỀ
- Mẫu đơn xin mượn học bạ 2:TẢI VỀ
- Mẫu đơn xin mượn học bạ 3: TẢI VỀ
Đơn xin mượn học bạ là gì? Sử dụng đơn xin mượn học bạ cho mục đích nào? (Hình từ Internet)
Mẫu học bạ THPT mới nhất hiện nay là mẫu nào? Hướng dẫn sử dụng mẫu học bạ THPT mới nhất?
Mẫu học bạ THPT mới nhất hiện nay được lập theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 22/2021/ TT-BGDĐT TẢI VỀ.
Việc sử dụng mẫu học bạ THPT mới nhất được thực hiện dựa trên các quy định sau đây:
(1) Quy định chung
- Học bạ học sinh được nhà trường quản lý và bảo quản trong trường; đầu năm học, cuối học kỳ, cuối năm học, được bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm lớp để thực hiện việc ghi vào Học bạ và thu lại sau khi đã hoàn thành.
- Nội dung trang 1 phải được ghi đầy đủ khi xác lập Học bạ; Hiệu trưởng ký, đóng dấu xác nhận quá trình học tập từng năm học từ lớp 10 đến lớp 12.
(2) Giáo viên môn học
- Ghi điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập theo môn học từng học kì, cả năm học; nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu (nếu có) của học sinh.
- Khi sửa chữa (nếu có), dùng bút mực đỏ gạch ngang nội dung cũ, ghi nội dung mới vào phía trên bên phải vị trí ghi nội dung cũ, ký xác nhận về việc sửa chữa bên cạnh nội dung đã sửa.
(3) Giáo viên chủ nhiệm
- Tiếp nhận và bàn giao lại Học bạ học sinh với văn phòng nhà trường.
- Đôn đốc việc ghi vào Học bạ điểm trung bình môn học hoặc mức đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên môn học.
- Ghi đầy đủ các nội dung trên trang 1, nội dung ở phần đầu các trang tiếp theo, nhận xét kết quả rèn luyện và học tập của học sinh theo từng năm học.
- Ghi kết quả tổng hợp đánh giá; mức đánh giá lại môn học hoặc rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có); đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với học sinh phải rèn luyện thêm trong kì nghỉ hè (nếu có).
- Ghi rõ được lên lớp hoặc không được lên lớp; hoàn thành hoặc chưa hoàn thành chương trình trung học phổ thông; chứng chỉ (nếu có), kết quả tham gia các cuộc thi (nếu có), khen thưởng (nếu có).
- Ghi nhận xét sự tiến bộ, ưu điểm nổi bật, hạn chế chủ yếu và những biểu hiện nổi bật của học sinh trong quá trình rèn luyện và học tập; những vấn đề cần quan tâm giúp đỡ thêm trong quá trình rèn luyện và học tập.
(4) Hiệu trưởng
- Phê duyệt Học bạ của học sinh khi kết thúc năm học.
- Kiểm tra việc quản lý, bảo quản, ghi Học bạ.
Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc sử dụng mẫu học bạ THPT được quy định ra sao?
Theo Điều 18 Thông tư 22/2021/ TT-BGDĐT thì trong việc sử dụng học bạ, giáo viên chủ nhiệm có những trách nhiệm sau:
(1) Xác nhận việc sửa chữa điểm, sửa chữa mức đánh giá của giáo viên môn học; tổng hợp kết quả rèn luyện và học tập của học sinh từng học kì, cả năm học trong học bạ học sinh.
(2) Ghi hoặc nhập kết quả đánh giá của mỗi học sinh vào học bạ học sinh:
- Nội dung nhận xét về kết quả rèn luyện và học tập của học sinh; mức đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh.
- Kết quả được lên lớp hoặc không được lên lớp; được công nhận hoàn thành chương trình trung học phổ thông hoặc không được công nhận hoàn thành chương trình chương trình trung học phổ thông; khen thưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.