Đơn vị đăng kiểm phải phân công tối thiểu bao nhiêu đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp trên một dây chuyền kiểm định?
Đơn vị đăng kiểm phải phân công tối thiểu bao nhiêu đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp trên một dây chuyền kiểm định?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 08/06/2023) quy định như sau:
Điều kiện về cơ cấu tổ chức, nhân lực
1. Cơ cấu tổ chức của đơn vị đăng kiểm phải có tối thiểu các bộ phận sau:
a) Bộ phận lãnh đạo: Gồm Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc phụ trách đơn vị đăng kiểm để tổ chức quản lý, điều hành đơn vị đăng kiểm; trong đó có tối thiểu 01 lãnh đạo đơn vị đủ điều kiện ký giấy chứng nhận kiểm định được quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Bộ phận kiểm định: Gồm phụ trách bộ phận kiểm định, đăng kiểm viên để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của phương tiện;
c) Bộ phận văn phòng: Gồm nhân viên nghiệp vụ và các nhân viên khác để thực hiện các công việc văn phòng, hỗ trợ hoạt động kiểm định.
2. Nhân lực của đơn vị đăng kiểm gồm:
a) Có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định này;
b) Có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định;
c) Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Các nhân sự quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tham gia kiểm định tại các dây chuyền kiểm định và được tính là đăng kiểm viên trên dây chuyền kiểm định;
d) Có nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các công việc được quy định tại khoản 6 Điều 3 của Nghị định này.
Và căn cứ theo Điều 11 Thông tư 18/2019/TT-BGTVT quy định như sau:
"Điều 11. Quy định về nhân lực trong quá trình hoạt động
1. Trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị đăng kiểm phải luôn đảm bảo các điều kiện về nhân lực theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 139/2018/NĐ-CP.
2. Đơn vị đăng kiểm phải phân công tối thiểu 03 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp xe cơ giới trên một dây chuyền kiểm định."
Như vậy trong suốt quá trình hoạt động, đơn vị đăng kiểm phải luôn đảm bảo nhân lực theo quy định trên.
Đơn vị đăng kiểm có tối thiểu 01 lãnh đạo có đủ điều kiện theo quy định và có tối thiểu 01 phụ trách bộ phận kiểm định.
Dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 02 đăng kiểm viên bảo đảm thực hiện đủ các công đoạn kiểm định. Phân công tối thiểu 03 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra trực tiếp xe cơ giới trên một dây chuyền kiểm định.
Tải về mẫu giấy chứng nhận đăng kiểm viên mới nhất 2023: Tại Đây
Trước đây, Điều 7 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định:
Điều kiện về nhân lực
Nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau:
1. Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao.
2. Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định.
3. Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định tại Nghị định này.
Đăng kiểm viên (Hình từ Internet)
Quá trình hoạt động của đơn vị đăng kiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Nghị định 139/2018/NĐ-CP, được bổ sung, sửa đổi bởi khoản 20, khoản 21 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 08/06/2023) quy định như sau:
Quy định trong quá trình hoạt động của đơn vị đăng kiểm
1. Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
2. Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân lực theo quy định tại Nghị định này; bảo đảm các thiết bị, dụng cụ kiểm tra phải hoạt động bình thường; tuân thủ việc kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị, dụng cụ kiểm tra theo quy định của pháp luật về đo lường. Trong quá trình kiểm định, đơn vị đăng kiểm phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn, vệ sinh lao động, phòng cháy và chữa cháy.
3. Thu giá dịch vụ, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới, các khoản thu khác (nếu có) và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trong vòng 18 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, đơn vị đăng kiểm phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
5. Niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định.
6. Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
7. Quản lý, cấp phát các loại ấn chỉ, chứng chỉ kiểm định đúng quy định
Như vậy, quá trình hoạt động của đơn vị đăng kiểm được quy định cụ thể trên.
Trước đây, Điều 25 Nghị định 139/2018/NĐ-CP quy định:
Quy định trong quá trình hoạt động của đơn vị đăng kiểm
1. Thực hiện kiểm định và cấp giấy chứng nhận kiểm định cho xe cơ giới theo đúng quy định, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và các hướng dẫn có liên quan đến công tác kiểm định.
2. Duy trì điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực và dây chuyền kiểm định.
3. Thu giá dịch vụ, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động kiểm định xe cơ giới, các khoản thu khác (nếu có) và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trong vòng 18 tháng kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới, đơn vị đăng kiểm phải xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001.
5. Niêm yết công khai tại phòng chờ, xưởng kiểm định các nội dung về quy trình, nội dung kiểm định; biểu mức thu giá, phí, lệ phí, chu kỳ kiểm định, số điện thoại đường dây nóng của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nội dung các thông báo khác theo quy định.
6. Thực hiện việc truyền số liệu, báo cáo theo quy định.
Mặt bằng đơn vị đăng kiểm có quy định diện tích tối thiểu không?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 139/2018/NĐ-CP, tên Điều này được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 30/2023/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 08/06/2023) quy định như sau:
Điều kiện về cơ sở vật chất
1. Mặt bằng đơn vị đăng kiểm là nơi dùng để bố trí các công trình phục vụ việc kiểm định xe cơ giới trên cùng một khu đất, có diện tích được quy định như sau:
a) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại I, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.250 m2;
b) Đối với đơn vị đăng kiểm có một dây chuyền kiểm định loại II, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 1.500 m2;
c) Đối với đơn vị đăng kiểm có hai dây chuyền kiểm định, diện tích mặt bằng tối thiểu sử dụng cho hoạt động kiểm định là 2.500 m2;
d) Đối với đơn vị đăng kiểm có từ 03 (ba) dây chuyền kiểm định trở lên thì diện tích sử dụng cho hoạt động kiểm định từ dây chuyền thứ 3 trở lên tăng thêm tương ứng cho mỗi dây chuyền không nhỏ hơn 625 m2.
2. Xưởng kiểm định
a) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại I: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 30 x 4 x 3,5 (m);
b) Xưởng kiểm định chỉ có một dây chuyền kiểm định loại II: Kích thước thông xe tối thiểu (dài x rộng x cao) là 36 x 5 x 4,5 (m);
c) Đối với xưởng kiểm định có nhiều dây chuyền kiểm định bố trí cạnh nhau thì khoảng cách giữa tâm các dây chuyền kiểm định không nhỏ hơn 4 m và khoảng cách từ tâm dây chuyền ngoài cùng đến mặt trong tường bao gần nhất của xưởng kiểm định không nhỏ hơn 2,5 m;
d) Đối với trường hợp dây chuyền kiểm định bố trí tại nhiều xưởng kiểm định thì tổng chiều dài tối thiểu các xưởng kiểm định phải bằng chiều dài tương ứng với loại dây chuyền quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
3. Dây chuyền kiểm định phải được bố trí, lắp đặt các thiết bị kiểm tra và dụng cụ kiểm tra phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Giao thông vận tải ban hành, đảm bảo kiểm tra được đầy đủ các hệ thống, tổng thành, chi tiết của xe cơ giới tham gia giao thông để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của Luật giao thông đường bộ.
Như vậy, mặt bằng đơn vị đăng kiểm có quy định diện tích tối thiểu và diện tích này được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.