Đối với nhà nội trú bệnh biện thì phân khoang cháy phải đảm bảo đạt diện tích bao nhiêu mét vuông?
Phân khoang cháy là gì?
Theo tiểu mục 1.4 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình định nghĩa về phân khoang cháy như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.4 Giải thích từ ngữ
Trong quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
1.4.42
Nhà sản xuất
Nhà mà bên trong có các hoạt động sản xuất công nghiệp và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho con người làm việc và vận hành các thiết bị công nghệ.
1.4.43
Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng của nhà, công trình, khoang cháy và gian phòng
Đặc trưng phân nhóm của nhà, công trình khoang cháy và gian phòng, được xác định bởi công năng và các đặc điểm sử dụng riêng của nhà công trình, khoang cháy và gian phòng vừa nêu, kể cả các đặc điểm của các quá trình công nghệ của sản xuất trong nhà, công trình, khoang cháy và gian phòng đó.
1.4.44
Nhóm của vật liệu xây dựng theo tính nguy hiểm cháy
Đặc trưng phân nhóm của vật liệu xây dựng dựa trên các mức khác nhau của thông số kết quả thử nghiệm gây cháy cho vật liệu theo các tiêu chuẩn quy định
1.4.45
Phân khoang cháy
Một phần của khoang cháy được ngăn bởi các bộ phận ngăn cháy và (hoặc) khu vực không có tải trọng cháy
1.4.46
Phòng cháy
Tổ hợp các giải pháp tổ chức và kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn cho con người, ngăn ngừa sự cố cháy, hạn chế lan truyền cháy cũng như tạo ra các điều kiện để dập cháy hiệu quả.
...
Theo đó, phân khoang cháy là một phần của khoang cháy được ngăn bởi các bộ phận ngăn cháy và (hoặc) khu vực không có tải trọng cháy.
Đối với nhà nội trú bệnh biện thì phân khoang cháy phải đảm bảo đạt diện tích bao nhiêu mét vuông? (Hình từ Internet)
Có thể bố trí lối khẩn cấp của nhà nội trú bệnh viện đến phân khoang cháy không hay phải dẫn đến khoang cháy?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình quy định về lối ra khẩn cấp như sau:
BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
...
3.2.13 Ngoài trường hợp đã nêu tại 3.2.12, các lối ra khẩn cấp còn gồm có:
a) Lối ra ban công hoặc lôgia, mà ở đó có khoảng tường đặc với chiều rộng không nhỏ hơn 1,2 m tính từ mép ban công (lôgia) tới ô cửa sổ (hay cửa đi lắp kính) hoặc không nhỏ hơn 1,6 m giữa các ô cửa kính mở ra ban công (lôgia). Ban công hoặc lôgia phải có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 m, bảo đảm có thông gió tự nhiên và được ngăn cách với gian phòng bằng vách ngăn (có các lỗ cửa) từ sàn đến trần. Cho phép thay các khoảng tường đặc nói trên bằng tường kính với giới hạn chịu lửa không thấp hơn El 30 hoặc El 15 tùy thuộc vào giới hạn chịu lửa của tường ngoài nhà;
b) Lối ra dẫn vào một lối đi chuyển tiếp hở (cầu nối) bên ngoài, có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 m, dẫn đến phân khoang cháy liền kề hoặc đến một khoang cháy liền kề. Không cho phép bố trí các kết cấu/cấu kiện bao che cản trở di chuyển của người;
c) Lối ra ban công hoặc lôgia có chiều rộng không nhỏ hơn 0,6 m, mà ở đó có trang bị thang bên ngoài nối các ban công hoặc lôgia theo từng tầng, hoặc có cửa nắp trên sàn ban công hoặc lôgia, kích thước tối thiểu 0,6 x 0,8 m, có thể thông xuống ban công hoặc lôgia tầng dưới;
...
Theo đó, có thể bố trí lối ra khẩn cấp của công trình xây dựng dẫn đến phân khoang cháy liền kề. Không nhất thiết lúc nào cũng phải dẫn đến khoang cháy.
Đối với nhà nội trú bệnh biện thì phân khoang cháy phải đảm bảo đạt diện tích bao nhiêu mét vuông?
Theo Phụ lục H ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 06:2022/BXD về An toàn cháy cho nhà và công trình quy định về diện tích phân khoang cháy như sau:
PHỤ LỤC H
(quy định)
BẬC CHỊU LỬA VÀ CÁC YÊU CẦU BẢO ĐẢM AN TOÀN CHÁY CHO NHÀ, CÔNG TRÌNH, KHOANG CHÁY
...
H.2 Nhà công cộng
...
H.2.9 Bệnh viện
H.2.9.1 Nhà bệnh viện (nhóm F1.1) cần được bố trí trong các nhà đứng độc lập hoặc trong khoang cháy riêng với chiều cao PCCC không quá 28 m. Nhà bệnh viện cao từ 2 tầng trở lên phải có bậc chịu lửa I hoặc II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0.
H.2.9.2 Các nhà bệnh viện 1 tầng cho phép có bậc chịu lửa III và cấp nguy hiểm cháy kết cấu không thấp hơn S1, khi đó diện tích lớn nhất cho phép của một tầng trong phạm vi một khoang cháy không vượt quá 2 000 m2 đối với nhà có cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0 và không quá 1 200 m2 đối với nhà cấp S1. Khi đó các tường, vách ngăn và sàn, bao gồm cả có sử dụng kết cấu gỗ, phải có cấp nguy hiểm cháy K0.
H.2.9.3 Nhà nội trú của bệnh viện có chiều cao đến 3 tầng cần được chia thành các phân khoang cháy với diện tích không quá 1 000 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1. Nhà nội trú có chiều cao hơn 3 tầng và nhà nội trú có cấp nguy hiểm cháy kết cấu S1 cần được chia thành các phân khoang cháy với diện tích không quá 800 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1.
H.2.9.4 Các nhà chữa bệnh dành cho bệnh nhân tâm thần và các nhà chữa bệnh của trạm y tế có chiều cao PCCC không được quá 9 m, bậc chịu lửa không thấp hơn II và cấp nguy hiểm cháy kết cấu S0.
H.2.9.5 Nhà dưỡng lão và chăm sóc người khuyết tật cần được thiết kế phù hợp với các yêu cầu an toàn cháy như bệnh viện
...
Theo đó, đối với nhà nội trú bệnh viện thì phải đảm bảo nhà nội trú có chiều cao hơn 3 tầng và nhà nội trú có cấp nguy hiểm cháy kết cấu S1 cần được chia thành các phân khoang cháy với diện tích không quá 800 m2 bằng các vách ngăn cháy loại 1.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.