Đối với các khoản nợ tồn đọng có khả năng thu hồi thì công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cần xử lý như thế nào?

Công ty TNHH một thành viên của tôi do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, hiện nay chúng tôi còn một số khoản nợ tồn đọng vẫn còn khả năng thu hồi thì không biết có thể xử lý số nợ này theo các hình thức nào? Câu hỏi của anh Tín từ TP.HCM.

Nợ tồn đọng là các khoản nợ như thế nào?

Căn cứ Điều 3 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về nợ tồn đọng như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp” là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. "Nợ tồn đọng" là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ.
3. “Nợ phải thu khó đòi” là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng (tính theo thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ), doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thu hồi được; hoặc là các khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ là tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.
...

Theo đó, nợ tồn đọng là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được và các khoản nợ phải trả đã quá thời hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp chưa có khả năng trả nợ.

Nợ tồn đọng

Nợ tồn đọng (Hình từ Internet)

Đối với các khoản nợ tồn đọng có khả năng thu hồi công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cần xử lý như thế nào?

Theo Điều 4 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xử lý nợ như sau:

Nguyên tắc về quản lý và xử lý nợ
1. Các doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành Quy chế quản lý nợ (bao gồm các khoản nợ phải thu, nợ phải trả); xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân (Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, cá nhân khác có liên quan) trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản nợ; đối chiếu xác nhận, phân loại nợ, đôn đốc thu hồi và chủ động xử lý nợ tồn đọng theo quy định của Nghị định này.
...

Bên cạnh đó, tại Điều 8 Nghị định 206/2013/NĐ-CP quy định về việc xử lý nợ tồn đọng có khả năng thu hồi như sau:

Xử lý các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi
1. Đối với các khoản nợ phải thu tồn đọng còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.
2. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn từ 06 tháng trở lên còn có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong năm.

Theo đó, công ty TNHH một thành viên sở hữu do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ cần phải tích cực đôn đốc và áp dụng mọi biện pháp để thu hồi.

Trường hợp khoản nợ tồn đọng đã quá hạn từ 06 tháng trở lên những vần còn khả năng thu hồi thì công ty TNHH một thành viên cần phải lập dự phòng và hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp trong năm.

Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có những quyền hạn gì trong việc quản lý nợ phải thu?

Theo Điều 6 Nghị định 206/2013/NĐ-CP thì Công ty TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sẽ có một số quyền hạn sau khi quản lý nợ phải thu:

(1) Ban hành và thực hiện Quy chế quản lý nợ của doanh nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này, xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi các khoản nợ phải thu.

(2) Mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ; thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ chưa đến hạn thanh toán, nợ đến hạn thanh toán, nợ đã quá hạn thanh toán, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đôn đốc thu hồi nợ; định kỳ đối chiếu công nợ.

(3) Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên (Chủ tịch công ty), Tổng giám đốc (Giám đốc) doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản nợ phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được.

Nếu không xử lý kịp thời các khoản nợ không thu hồi được theo quy định, để chủ sở hữu có văn bản nhắc trên 01 lần, căn cứ vào hậu quả của việc xử lý chậm ảnh hưởng đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì chủ sở hữu quyết định hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.

Nếu không xử lý kịp thời dẫn đến thất thoát vốn của chủ sở hữu tại doanh nghiệp thì phải đền bù thiệt hại bằng tài sản cá nhân, chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu và trước pháp luật.

(4) Khi xác định là nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng đối với khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của Bộ Tài chính.

(5) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp phải xác định rõ nguyên nhân khách quan hay chủ quan.

Đối với nguyên nhân chủ quan, doanh nghiệp có trách nhiệm xử lý bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan. Đối với nguyên nhân khách quan, Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp và các phòng ban có liên quan phải xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xác nhận;

Nếu xác định các khoản nợ này có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi; nếu còn thiếu thì hạch toán vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

(6) Nợ không có khả năng thu hồi sau khi đã xử lý theo quy định tại khoản 5 Điều này, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán và trong thuyết minh báo cáo tài chính trong thời hạn tối thiểu là 10 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và có các biện pháp để thu hồi nợ, nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi được sau khi trừ đi các chi phí liên quan, doanh nghiệp được hạch toán vào thu nhập của doanh nghiệp.

(7) Doanh nghiệp chưa ban hành Quy chế quản lý nợ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 nghị định này thì coi như Hội đồng thành viên, Ban điều hành doanh nghiệp chưa hoàn thành nhiệm vụ (khi thực hiện xếp loại doanh nghiệp);

Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Ban điều hành doanh nghiệp không được trích Quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp, chỉ được hưởng 80% tiền lương hàng tháng.

Trường hợp để cơ quan có thẩm quyền đôn đốc bằng văn bản hơn 01 lần mà doanh nghiệp vẫn chưa ban hành Quy chế quản lý nợ thì Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) sẽ bị miễn nhiệm như trường hợp báo cáo không trung thực tình hình tài chính của doanh nghiệp.


MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,457 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào