Đối với các công trình đường bộ đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu có trách nhiệm gì?
Chủ sở hữu công trình đường bộ là ai?
Tại khoản 7 Điều 2 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định như sau:
Chủ sở hữu công trình đường bộ là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình đường bộ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, chủ sở hữu công trình đường bộ là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu công trình đường bộ theo quy định của pháp luật.
Đối với các công trình đường bộ đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì thì chủ sở hữu có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 6 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT quy định cụ thể:
Trách nhiệm lập quy trình bảo trì công trình đường bộ
...
2. Đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình đường bộ.
3. Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình đường bộ cấp III trở xuống, công trình tạm. Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình vẫn phải thực hiện bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
4. Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.
Như vậy, đối với các công trình đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì, chủ sở hữu công trình có trách nhiệm tổ chức lập quy trình bảo trì công trình đường bộ.
Không bắt buộc phải lập quy trình bảo trì riêng cho từng công trình đường bộ cấp III trở xuống, công trình tạm. Chủ sở hữu công trình vẫn phải thực hiện bảo trì công trình đường bộ theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Trường hợp có tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo trì hoặc có quy trình bảo trì của công trình tương tự phù hợp, chủ sở hữu công trình có thể áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy trình đó cho công trình mà không cần lập quy trình riêng.
Công trình đường bộ (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền phê duyệt đối với các công trình đường bộ đang sử dụng nhưng chưa có quy trình bảo trì?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 37/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Thông tư 41/2021/TT-BGTVT quy định như sau:
Phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ
...
2. Đối với các công trình đã đưa vào khai thác quy định tại khoản 2 Điều 6, thẩm quyền phê duyệt như sau:
a) Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt; các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;
b) Đối với hệ thống đường địa phương, việc phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và b khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chịu trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
Do đó, đối với các công trình đã đưa vào khai thác nhưng chưa có quy trình bảo trì quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này, thẩm quyền phê duyệt như sau:
- Đối với hệ thống đường trung ương sử dụng vốn ngân sách nhà nước, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt quy trình bảo trì công trình cấp I, cấp đặc biệt. Các công trình còn lại Tổng cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt;
- Đối với hệ thống đường địa phương, việc phê duyệt hoặc phân cấp phê duyệt quy trình bảo trì công trình đường bộ thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Đối với các trường hợp không thuộc quy định tại điểm a và b khoản này, chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình đường bộ chịu trách nhiệm phê duyệt quy trình bảo trì công trình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.