Đối tượng nào là Hội viên sáng lập Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam? Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bị tước quyền hội viên khi nào?
- Đối tượng nào là Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam?
- Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có những quyền hạn nào?
- Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
- Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bị tước quyền hội viên khi nào?
Đối tượng nào là Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 15/2002/QĐ-BNV, có quy định như sau:
Mọi tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh vàng tán thành và tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội đều có thể trở thành Hội viên của Hiệp hội.
Hiệp hội có 4 loại Hội viên: Hội viên sáng lập, Hội viên chính thức, Hội viên thông tấn và Hội viên danh dự.
1. Hội viên sáng lập: là các tổ chức, cá nhân có công sáng lập và đóng góp tài chính để thành lập Hiệp hội Kinh doanh vàng.
2. Hội viên chính thức: là các doanh nghiệp, các cá nhân, các nhà quản lý có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh vàng, kim loại quí, đá quí và hàng trang sức và được Ban chấp hành công nhận.
3. Hội viên thông tấn: là những chuyên gia người Việt Nam, người nước ngoài hoặc các Hiệp hội Quốc tế cùng ngành nghề trong và ngoài nước có khả năng tư vấn, hướng dẫn, đóng góp vào việc thực hiện các mục đích và chương trình hoạt động của Hiệp hội.
4. Hội viên danh dự: là những công dân Việt Nam, người nước ngoài hoặc các Hiệp hội Quốc tế đã có nhiều công lao đóng góp đặc biệt cho hoạt động của Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam là các tổ chức, cá nhân có công sáng lập và đóng góp tài chính để thành lập Hiệp hội Kinh doanh vàng.
Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam (Hình từ Internet)
Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có những quyền hạn nào?
Căn cứ tại Điều 10 Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 15/2002/QĐ-BNV, có quy định về quyền như sau:
Hội viên có quyền:
1. Được hưởng các quyền do Hiệp hội mang lại.
2. Tất cả các Hội viên đều có quyền tham gia Đại hội, các Hội viên chính thức được biểu quyết và đề cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
3. Ra khỏi Hiệp hội, nhưng phải có đơn trước 3 tháng gửi Hiệp hội và phải đóng đủ hội phí của năm đó.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có những quyền hạn sau:
- Được hưởng các quyền do Hiệp hội mang lại.
- Tất cả các Hội viên đều có quyền tham gia Đại hội, các Hội viên chính thức được biểu quyết và đề cử, ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
- Ra khỏi Hiệp hội, nhưng phải có đơn trước 3 tháng gửi Hiệp hội và phải đóng đủ hội phí của năm đó.
Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 15/2002/QĐ-BNV, có quy định về quyền như sau:
Các Hội viên có nghĩa vụ:
1. Chấp hành điều lệ của Hiệp hội, các quyết định của đại hội và Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội.
2. Đảm nhận những công việc được Hiệp hội phân công.
3. Đáp ứng yêu cầu của Hiệp hội về cung cấp thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội và không trái với quy định của pháp luật.
4. Đoàn kết hỗ trợ, hợp tác giúp đỡ các Hội viên khác, giữ gìn uy tín chung của Hiệp hội.
5. Đóng hội phí theo quy định của Hiệp hội, nộp lệ phí gia nhập Hiệp hội. Hội viên thông tấn và Hội viên danh dự không có nghĩa vụ nộp lệ phí và hội phí.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam có nghĩa vụ như sau:
- Chấp hành điều lệ của Hiệp hội, các quyết định của đại hội và Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội.
- Đảm nhận những công việc được Hiệp hội phân công.
- Đáp ứng yêu cầu của Hiệp hội về cung cấp thông tin, báo cáo theo quy định của Hiệp hội và không trái với quy định của pháp luật.
- Đoàn kết hỗ trợ, hợp tác giúp đỡ các Hội viên khác, giữ gìn uy tín chung của Hiệp hội.
- Đóng hội phí theo quy định của Hiệp hội, nộp lệ phí gia nhập Hiệp hội. Hội viên thông tấn và Hội viên danh dự không có nghĩa vụ nộp lệ phí và hội phí.
Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bị tước quyền hội viên khi nào?
Căn cứ tại Điều 12 Điều lệ của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam phê duyệt theo Quyết định 15/2002/QĐ-BNV, có quy định về tổ chức, cá nhân có thể bị tước quyền Hội viên nếu thuộc vào một trong những trường hợp sau:
Tổ chức, cá nhân có thể bị tước quyền Hội viên nếu thuộc vào một trong những trường hợp sau:
1. Ngừng hoặc bị đình chỉ hoạt động ngành nghề đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
2. Phá sản.
3. Giải thể.
4. Theo quy định của Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội vì những lý do sau:
a) Hoạt động trái với pháp luật Việt Nam.
b) Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định của Hiệp hội gây tổn hại đến uy tín hoặc thiệt hại về tài chính cho Hiệp hội.
Như vậy, theo quy định trên thì Hội viên sáng lập của Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam bị tước quyền hội viên nếu thuộc một trong những hợp sau:
- Ngừng hoặc bị đình chỉ hoạt động ngành nghề đã đăng ký theo quy định của pháp luật.
- Phá sản.
- Giải thể.
- Theo quy định của Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội vì những lý do sau:
+ Hoạt động trái với pháp luật Việt Nam.
+ Không thực hiện đúng hoặc vi phạm nghiêm trọng những quy định của Hiệp hội gây tổn hại đến uy tín hoặc thiệt hại về tài chính cho Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.