Đối tượng khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia là gì?
Đối tượng khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia là gì?
Đối tượng khai thác lâm sản lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
...
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
a) Đối tượng khai thác: theo quy định tại khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp;
...
Viện dẫn tới khoản 4 Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017, quy định cụ thể như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
...
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia, được quy định như sau:
a) Được khai thác vật liệu giống;
b) Được khai thác tận dụng gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác; khai thác tận thu gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.
5. Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng.
Theo đó, đối tượng khai thác lâm sản lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia được quy định như sau:
- Vật liệu giống;
- Gỗ, củi, thực vật rừng ngoài gỗ, nấm trong quá trình thực hiện điều chỉnh tổ thành rừng, nuôi dưỡng rừng và áp dụng biện pháp lâm sinh khác;
+ Gỗ, củi, thực vật rừng, nấm trong phạm vi giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ.
Đối tượng khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Điều kiện khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia là gì?
Điều kiện khai thác lâm sản lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 156/2018/NĐ-CP như sau:
Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng
...
4. Đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia
...
b) Điều kiện: có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp; quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp.
...
Theo đó, việc khai thác lâm sản lâm sản trong rừng đặc dụng đối với vườn thực vật quốc gia, rừng giống quốc gia phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Có dự án lâm sinh đối với trường hợp khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp 2017;
- Có phương án khai thác tận thu gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với đối tượng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp 2017;
- Có quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với đối tượng khai thác tận dụng trong phạm vi giải phóng mặt bằng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 52 của Luật Lâm nghiệp 2017.
Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng được quy định như thế nào?
Quyền và nghĩa vụ của ban quản lý rừng đặc dụng được quy định tại Điều 75 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:
Ban quản lý rừng đặc dụng có quyền sau đây:
- Các quyền quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Được hưởng chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 52 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo quy định tại Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Được cho thuê môi trường rừng; hợp tác, liên kết kinh doanh du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng theo phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Tiến hành hoạt động khoa học và công nghệ, giảng dạy, thực tập, hợp tác quốc tế.
Ban quản lý rừng đặc dụng có nghĩa vụ sau đây:
- Các nghĩa vụ quy định tại Điều 74 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và thực hiện phương án đã được phê duyệt;
- Hỗ trợ cộng đồng dân cư trong vùng đệm ổn định đời sống, phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Điều 54 Luật Lâm nghiệp 2017;
- Khoán bảo vệ và phát triển rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tại chỗ theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.