Doanh nghiệp khai thác cảng hàng không cần thực hiện những gì để có thể kiểm soát tiếng ồn nhằm bảo vệ môi trường tại cảng?
- Việc khai thác cảng hàng không có cần đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn để bảo vệ môi trường không?
- Doanh nghiệp khai thác cảng hàng không cần thực hiện những gì để có thể kiểm soát tiếng ồn nhằm bảo vệ môi trường tại cảng?
- Việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không sẽ do người khai thác hay Cục hàng không Việt Nam thực hiện?
Việc khai thác cảng hàng không có cần đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn để bảo vệ môi trường không?
Căn cứ Điều 54 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về việc bảo vệ môi trường tại cảng hàng không quy định như sau:
Bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động tại cảng hàng không, sân bay phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại cảng hàng không, sân bay.
2. Việc khai thác tàu bay, cảng hàng không, sân bay, trang bị, thiết bị bảo đảm hoạt động bay và các trang bị, thiết bị kỹ thuật mặt đất khác, việc cung ứng dịch vụ tại cảng hàng không, sân bay phải đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn, khí thải và các tiêu chuẩn khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Theo đó, khi tiến hành khai thác cảng hàng không thì doanh nghiệp phải đảm bảo tiêu chuẩn về tiếng ồn cũng như tiêu chuẩn khí thải và tiêu chuẩn khác về bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng.
Doanh nghiệp khai thác cảng hàng không cần thực hiện những gì để có thể kiểm soát tiếng ồn nhằm bảo vệ môi trường tại cảng?
Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay được quy định theo Điều 9 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2023) như sau:
Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
a) Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay;
b) Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay).
2. Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận.
Như vậy, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tàu bay hoạt động tại khu vực cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đảm bảo hoạt động bay, người khai thác tàu bay giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay;
- Khu vực thử động cơ tàu bay độc lập phải có biện pháp giảm âm, giảm thiểu tối đa tiếng ồn tới các khu vực lân cận và người lao động (trừ sân đỗ tàu bay gắn liền với cơ sở bảo dưỡng tàu bay).
Lưu ý: Người quản lý, khai thác sân đỗ tàu bay phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay có trách nhiệm lựa chọn, bố trí khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận.
Trước đây, kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay được căn cứ Điều 9 Thông tư 53/2012/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) như sau:
Kiểm soát tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay
Người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm xây dựng, ban hành, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không, sân bay và khu vực lân cận bao gồm:
1. Khuyến khích áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất cho khu dân cư.
2. Giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
3. Quy định khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận và áp dụng biện pháp giảm âm tại khu thử.
Như vậy, khi khai thác cảng hàng không doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, ban hành, áp dụng các giải pháp hạn chế tiếng ồn tại cảng hàng không và các khu vực lân cận, cụ thể như sau:
- Khuyến khích áp dụng quỹ đạo tiếp cận hạ cánh và khởi hành cất cánh của tàu bay nhằm gây ồn ít nhất cho khu dân cư.
- Giảm thiều thời gian hoạt động của động cơ tàu bay trong khu bay.
- Quy định khu vực thử động cơ tàu bay gây ồn ít nhất đến người lao động, khu vực lân cận và áp dụng biện pháp giảm âm tại khu thử.
Doanh nghiệp khai thác cảng hàng không cần thực hiện những gì để có thể kiểm soát tiếng ồn nhằm bảo vệ môi trường tại cảng? (Hình từ Internet)
Việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không sẽ do người khai thác hay Cục hàng không Việt Nam thực hiện?
Việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được quy định theo Điều 9 Thông tư 52/2022/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ 01/03/2023) như sau:
Bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống có trách nhiệm:
a) Xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn của ICAO về phương pháp, trình tự thực hiện; trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành;
b) Gửi bản đồ tiếng ồn đã xây dựng đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) liền kề cảng hàng không, sân bay để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong và xung quanh khu vực cảng hàng không, sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực hiện của cảng hàng không, sân bay xác định danh mục cảng hàng không, sân bay cần xây dựng bản đồ tiếng ồn ứng với từng giai đoạn và thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay biết, thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này.
Theo quy định trên thì, người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống có trách nhiệm xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn của ICAO về phương pháp, trình tự thực hiện.
Trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành.
Trước đây, việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được căn cứ Điều 8 Thông tư 53/2012/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ 01/03/2023) như sau:
Bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay
1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay tại cảng hàng không, sân bay có vị trí nằm liền kề khu vực dân cư sinh sống có trách nhiệm:
a)Xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo hướng dẫn của ICAO về phương pháp, trình tự thực hiện; trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành;
b) Gửi bản đồ tiếng ồn đã xây dựng đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) liền kề cảng hàng không, sân bay để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong và xung quanh khu vực cảng hàng không, sân bay.
2. Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm:
a) Căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực hiện của cảng hàng không, sân bay xác định danh mục cảng hàng không, sân bay cần xây dựng bản đồ tiếng ồn ứng với từng giai đoạn và thông báo cho Người khai thác cảng hàng không, sân bay biết, thực hiện;
b) Kiểm tra, giám sát việc xây dựng bản đồ tiếng ồn cảng hàng không, sân bay theo quy định của Thông tư này.
Từ quy định trên thì việc xây dựng bản đồ tiếng ồn tài cảng hàng không là trách nhiệm của người khai thác cảng (doanh nghiệp).
Việc xây dựng được thực hiện theo hướng dẫn của ICAO về phương pháp, trình tự thực hiện; trong đó đường đẳng âm trong bản đồ tiếng ồn cảng hàng không được lấy tương ứng với các mức giới hạn đối với các công trình công cộng, dân sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, tiêu chuẩn vệ sinh lao động do Bộ Y tế ban hành.
Sau khi xây dựng xong, doanh nghiệp cần gửi bản đồ tiếng ồn đến Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không và Ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) liền kề cảng hàng không, sân bay để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong và xung quanh khu vực cảng hàng không, sân bay.
Khi nhận được bản đồ tiếng ồn từ doanh nghiệp khai thác Cục hàng không có trách nhiệm căn cứ điều kiện kinh tế xã hội và khả năng thực hiện của cảng hàng không, sân bay xác định danh mục cảng hàng không, sân bay cần xây dựng bản đồ tiếng ồn ứng với từng giai đoạn và thông báo cho doanh nghiệp (người khai thác cảng hàng không) biết, thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.