Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp nào? Doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép như thế nào? Câu hỏi của chị D (Thái Nguyên).

Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Thủy sản 2017, nội dung như sau:

Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép
3. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp việc nhập khẩu này để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp nào?

Doanh nghiệp được phép nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép như thế nào?

Doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:

- Đơn đề nghị theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

- Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có).

- Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về khoa học công nghệ (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).

- Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).

Doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép tại cơ quan nào?

Doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép tại cơ quan được quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, nội dung như sau:

Nhập khẩu giống thủy sản
...
3. Trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản theo quy định tại khoản 1 Điều này gửi hồ sơ đến Tổng cục Thủy sản;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
c) Tổng cục Thủy sản thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.
...

Theo quy định trên, doanh nghiệp nhập khẩu giống thủy sản không thuộc danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép đến Tổng cục Thủy sản.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

498 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào