Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm khi bị sáp nhập thì đất đó xử lý thế nào?
- Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm khi bị sáp nhập thì đất đó xử lý thế nào?
- Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thực hiện sáp nhập đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì có cần đăng ký biến động đất đai không?
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong việc đăng ký biến động đất đai?
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm khi bị sáp nhập thì đất đó xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định về việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp như sau:
Việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
...
2. Trường hợp công ty bị hợp nhất hoặc công ty bị sáp nhập đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc giao đất có thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, nhận chuyển quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp, tiền nhận chuyển quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo thủ tục quy định tại Điều 85 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP; ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất.
Giá đất để tính thu tiền thuê đất đối với trường hợp công ty hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập thuê đất trả tiền thuê hàng năm là giá đất đã xác định để tính tiền thuê đất đối với công ty trước khi hợp nhất hoặc sáp nhập nếu thời điểm hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp thuộc chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất và phải xác định lại theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP khi hết chu kỳ 05 năm ổn định tiền thuê đất.
...
Theo quy định trên, trường hợp công ty bị sáp nhập đã được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty nhận sáp nhập có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo thủ tục quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Và ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất.
Đối chiếu với trường hợp của anh, nếu như tiền thuê đất mà doanh nghiệp anh đã nộp không có nguồn từ ngân sách nhà nước thì công ty nhận sáp nhập có trách nhiệm đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo thủ tục quy định.
Ngoài ra, trong trường hợp thuê đất mà không phải ban hành lại quyết định cho thuê đất thì phải ký lại hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm khi bị sáp nhập thì đất đó xử lý thế nào? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thực hiện sáp nhập đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì có cần đăng ký biến động đất đai không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy định như sau:
Việc sử dụng đất đối với trường hợp hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp
...
3. Trường hợp hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định đồng thời với thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất hoặc thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá đất để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo quy định, trường hợp sáp nhập doanh nghiệp đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Như vậy, nếu doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê đất thực hiện việc sáp nhập đồng thời với việc chuyển mục đích sử dụng đất thì vẫn phải đăng ký biến động đất đai.
Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gì trong việc đăng ký biến động đất đai?
Căn cứ khoản 2 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ đăng ký biến động đất đai, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
(1) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
(2) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
(3) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
(4) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;
(5) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.