Doanh nghiệp có thể yêu cầu tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước trong thời gian tạm dừng sản xuất kinh doanh không?
- Hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đảm bảo những nội dung gì?
- Doanh nghiệp có thể yêu cầu tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước trong thời gian tạm dừng sản xuất kinh doanh không?
- Giá nước trong hợp đồng dịch vụ cấp nước được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đảm bảo những nội dung gì?
Khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng dịch vụ cấp nước được quy định tại Điều 4 Nghị định 117/2007/NĐ-CP như sau:
Hợp đồng dịch vụ cấp nước
1. Hợp đồng dịch vụ cấp nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị cấp nước với khách hàng sử dụng nước.
2. Hợp đồng dịch vụ cấp nước bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Chủ thể hợp đồng;
b) Mục đích sử dụng;
c) Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
đ) Giá nước, phương thức và thời hạn thanh toán;
e) Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
g) Xử lý
h) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
3. Hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước bán buôn và đơn vị cấp nước bán lẻ phải được Ủy ban nhân dân ký Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước bán lẻ xem xét, chấp thuận bằng văn bản.
Theo quy định thì hợp đồng dịch vụ cấp nước là văn bản pháp lý được ký kết giữa đơn vị cấp nước với khách hàng sử dụng nước.
Nội dung hợp đồng dịch vụ cung cấp nước sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, hợp đồng dịch vụ cung cấp nước cần phải đáp ứng được những nội dung cơ bản sau:
(1) Chủ thể hợp đồng;
(2) Mục đích sử dụng;
(3) Tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ;
(4) Quyền và nghĩa vụ của các bên;
(5) Giá nước, phương thức và thời hạn thanh toán;
(6) Điều kiện chấm dứt hợp đồng;
(7) Xử lý
(8) Các nội dung khác do hai bên thỏa thuận.
Lưu ý: Hợp đồng dịch vụ cung cấp nước giữa đơn vụ cung cấp với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải được Ủy ban nhân dân ký Thỏa thuận thực hiện dịch vụ cấp nước với đơn vị cấp nước bán lẻ xem xét, chấp thuận bằng văn bản.
Doanh nghiệp có thể yêu cầu tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước trong thời gian tạm dừng sản xuất kinh doanh không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp có thể yêu cầu tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước trong thời gian tạm dừng sản xuất kinh doanh không?
Trường hợp tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước được quy định tại khoản 1 Điều 45 Nghị định 117/2007/NĐ-CP như sau:
Tạm ngừng, ngừng dịch vụ cấp nước
1. Tạm ngừng dịch vụ cấp nước:
Đơn vị cấp nước tạm ngừng dịch vụ cấp nước trong trường hợp khách hàng sử dụng nước có yêu cầu vì các lý do hợp lý như tạm vắng, tạm dừng sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định nhưng không chấm dứt Hợp đồng dịch vụ cấp nước.
...
Như vậy, trong trường hợp tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh thì có thể yêu cầu phía đơn vị cung cấp tạm ngừng dịch vụ cung cấp nước.
Hợp đồng dịch vụ cung cấp nước giữa đơn vị cung cấp và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong thời gian yêu cầu tạm ngừng dịch vụ vẫn sẽ có hiệu lực, các bên phải đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của hợp đồng.
Giá nước trong hợp đồng dịch vụ cấp nước được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 51 Nghị định 117/2007/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 124/2011/NĐ-CP) thì giá nước trong hợp đồng dịch vụ cấp nước giữa đơn vị cấp nước và doanh nghiệp sản xuất kinh doanh được xác định dựa trên những nguyên tắc sau:
(1) Giá nước sạch phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý trong quá trình sản xuất, phân phối nước sạch (bao gồm cả chi phí duy trì đấu nối) nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước và khách hàng sử dụng nước.
(2) Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán nước trong khung giá, biểu giá nước do Nhà nước quy định.
(3) Giá nước sạch phải bảo đảm để các đơn vị cấp nước duy trì, phát triển, khuyến khích nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần tiết kiệm sử dụng nước có xét đến hỗ trợ người nghèo.
(4) Giá nước sạch được xác định phù hợp với đặc điểm nguồn nước, điều kiện sản xuất nước của từng vùng, từng địa phương, từng khu vực.
(5) Giá nước sạch được xác định không phân biệt đối tượng sử dụng là tổ chức, cá nhân trong nước hay nước ngoài.
(6) Thực hiện cơ chế bù giá hợp lý giữa các nhóm khách hàng có mục đích sử dụng nước khác nhau, giảm dần và tiến tới xóa bỏ việc bù chéo giữa giá nước sinh hoạt và giá nước cho các mục đích sử dụng khác góp phần thúc đẩy sản xuất và tăng sức cạnh tranh của các đơn vị cấp nước.
(7) Chính quyền địa phương các cấp, tổ chức, cá nhân hoạt động cấp nước phải xây dựng chương trình chống thất thoát thất thu nước, có cơ chế khoán, thưởng đồng thời quy định hạn mức thất thoát thất thu tối đa được phép đưa vào giá thành nhằm khuyến khích các đơn vị cấp nước hoạt động có hiệu quả.
(8) Trường hợp giá nước sạch được quyết định thấp hơn phương án giá nước sạch đã được tính đúng, tính đủ theo quy định thì hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải xem xét, cấp bù từ ngân sách địa phương để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị cấp nước.
(9) Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn nguyên tắc, phương pháp xác định giá tiêu thụ nước sạch.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.