Điều kiện tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Điều kiện tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2, tiểu mục 3 Mục A Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 quy định như sau:
"A- Yêu cầu xây dựng ban chấp hành. Tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành. Điều kiện tham gia ban chấp hành. Cơ cấu ban chấp hành:
[...] 2. Tiêu chuẩn chung của ủy viên ban chấp hành:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng tổ chức công đoàn; có uy tín, có phương pháp hoạt động quần chúng và khả năng đoàn kết tập hợp được đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ; có tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ.
- Có năng lực tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực công tác công đoàn và tham gia quyết định các chủ trương công tác của ban chấp hành công đoàn; có kiến thức về quản lý kinh tế, xã hội, pháp luật; có kỹ năng hoạt động và nghiệp vụ công tác công đoàn.
- Có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ được tập thể và tổ chức giao.
- Có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; không cục bộ bản vị, cơ hội; không lãng phí, tham nhũng và bao che cho tham nhũng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng và lãng phí.
Căn cứ tiêu chuẩn trên, các cấp công đoàn cần cụ thể hóa cho sát yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp công đoàn.
3. Điều kiện tham gia ban chấp hành:
Người tham gia ban chấp hành ngoài đảm bảo theo tiêu chuẩn, còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Về tham gia ban chấp hành lần đầu: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất trọn một nhiệm kỳ đại hội công đoàn.
- Về tái cử ban chấp hành: Có đủ tuổi công tác để đảm nhiệm ít nhất 1/2 nhiệm kỳ. Những trường hợp còn thời gian công tác dưới 1/2 nhiệm kỳ sẽ do công đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp xem xét quyết định cụ thể.
- Người tham gia BCH phải có lý lịch rõ ràng, tự nguyện và có điều kiện tham gia các hoạt động của ban chấp hành. [...]"
Như vậy, không có quy định cấm phó ban thanh tra tài chính của trường không được tham gia ban chấp hành công đoàn.
Chỉ cần đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn nên thì có thể tham gia ban chấp hành công đoàn.
Ban chấp hành công đoàn (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về tham gia ban chấp hành công đoàn trong đơn vị sự nghiệp: Tải về
Thành lập tiểu ban nhân sự của ban chấp hành công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục I Mục B Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 quy định như sau:
"B- Công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành.
I- Thành lập tiểu ban nhân sự.
1. Ban thường vụ quyết định thành lập tiểu ban nhân sự đại hội gồm:
+ Chủ tịch (trưởng tiểu ban).
+ Các phó chủ tịch (phó tiểu ban).
+ Trưởng ban tổ chức (ủy viên thường trực).
+ Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
+ Một số ủy viên ban thường vụ (nếu cần).
Tiểu ban nhân sự có nhiệm vụ giúp ban thường vụ xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự; triển khai thực hiện quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự, lập danh sách nhân sự dự kiến tham gia ban chấp hành khóa mới; làm việc với cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn, đoàn thể liên quan trong công tác chuẩn bị nhân sự.
Ban Tổ chức (hoặc cán bộ làm công tác tổ chức) giúp tiểu ban nhân sự thực hiện các công việc của tiểu ban.
2. Xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.
- Ban thường vụ chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng phương hướng cấu tạo ban chấp hành, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự.
- Hội nghị ban chấp hành thông qua phương hướng cấu tạo ban chấp hành khóa mới, quy trình và kế hoạch giới thiệu nhân sự. Giao cho ban thường vụ tổ chức, chỉ đạo thực hiện. [...]"
Công tác nhân sự trong đại hội ban chấp hành công đoàn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục B Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 quy định như sau:
"B- Công tác chuẩn bị nhân sự ban chấp hành.
[...] III- Công tác nhân sự trong đại hội.
1. Ban chấp hành báo cáo tại đại hội các vấn đề về nhân sự ban chấp hành khóa mới, gồm:
- Phương hướng cấu tạo ban chấp hành để đại hội xem xét, thông qua.
- Quá trình chuẩn bị nhân sự ban chấp hành và danh sách nhân sự do ban chấp hành đương nhiệm giới thiệu để đại hội tham khảo (không đọc danh sách tại hội trường mà chuyển danh sách về các tổ thảo luận).
2. Đại hội thảo luận và tiến hành ứng cử, đề cử ban chấp hành:
- Chia tổ thảo luận (phân công tổ trưởng, tổ phó, thư ký).
- Căn cứ phương án cấu tạo ban chấp hành khóa mới được đại hội thông qua, tham khảo danh sách nhân sự do ban chấp hành đương nhiệm giới thiệu, từng tổ tiến hành đề cử, ứng cử và thảo luận, thống nhất danh sách để cử, ứng cử.
- Tập hợp kết quả giới thiệu của các tổ. Nếu danh sách giới thiệu phù hợp với số lượng đại hội thông qua thì kết thúc thảo luận tổ. Nếu danh sách nhiều hơn so với số lượng quy định thì các tổ thảo luận tiếp để thu gọn lại (chỉ đối với các tổ mà nhân sự chưa tập trung theo số lượng đại hội đã thông qua).
3. Đoàn chủ tịch đại hội tổng hợp danh sách những người ứng cử, và được đề cử vào ban chấp hành để Đại hội biểu quyết thông qua danh sách bầu cử (Danh sách bầu cử xếp theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt và phải nhiều hơn số lượng được bầu ít nhất 10%).
4. Việc tổ chức bầu ban chấp hành, ban thường vụ, chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra thực hiện theo quy định của điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa X."
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.