Điều kiện để đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam? Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở do ai thành lập?
Điều kiện để đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học là những quy trình kỹ thuật, công nghệ và sản phẩm được tạo ra bằng các kỹ thuật, công nghệ và phương pháp của công nghệ sinh học đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện theo quy định của Thông tư này được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quyết định công nhận và cho phép áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Điều kiện đăng ký
1. Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam
Tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam được đăng ký công nhận khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Là kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ (đề tài, dự án) cấp nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề nghị công nhận;
b) Là một phần kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương được Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở đề nghị công nhận;
c) Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học công nghệ do các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện, đã đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở đề nghị xem xét công nhận.
…
Theo đó, để đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam cần đáp ứng một trong các điều kiện như sau:
+ Là kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học công nghệ (đề tài, dự án) cấp nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu đề nghị công nhận;
+ Là một phần kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp nhà nước, cấp bộ hoặc tương đương được Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở đề nghị công nhận;
+ Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học công nghệ do các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện, đã đã nghiệm thu và được Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở đề nghị xem xét công nhận.
Công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học (Hình từ Internet)
Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở do ai thành lập?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định như sau:
2. Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở là Hội đồng khoa học công nghệ do tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận thành lập hoặc Hội đồng khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ chuyên ngành được tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận đề nghị thành lập. Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở có nhiệm vụ đánh giá kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và đề nghị công nhận hoặc không đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trên cơ sở hồ sơ đăng ký theo quy định của Thông tư này.
Theo đó, Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở được thành lập trong 02 trường hợp sau đây:
+ Hội đồng khoa học công nghệ do tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận thành lập;
+ Hội đồng khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp khoa học công nghệ chuyên ngành được tổ chức có tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học đăng ký công nhận đề nghị thành lập.
Lưu ý: Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở có nhiệm vụ đánh giá kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và đề nghị công nhận hoặc không đề nghị công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học trên cơ sở hồ sơ đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học.
Đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT quy định tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
+ Đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT;
+ Báo cáo kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm của Tổ chức đăng ký tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT;
+ Ý kiến nhận xét bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân áp dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT;
+ Quyết định thành lập Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu hoặc Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở,
+ Biên bản họp Hội đồng khoa học công nghệ nghiệm thu hoặc biên bản họp của Hội đồng khoa học công nghệ cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 23/2010/TT-BNNPTNT;
+ Các kết quả khảo, kiểm nghiệm sản phẩm đăng ký tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học do Tổ chức đăng ký thực hiện đối với tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học được tạo ra từ các nhiệm vụ khoa học công nghệ do ngân sách Nhà nước tài trợ hoặc do Tổ chức/Đơn vị/Cơ sở khảo, kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định thực hiện;
Các sản phẩm đăng ký tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học bao gồm: giống cây trồng, vật nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, sản phẩm cải tạo đất, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, vaccin, sản phẩm sử dụng trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản và xử lý môi trường theo yêu cầu của các quy định hiện hành.
+ Trường hợp tiến bộ kỹ thuật đăng ký là giống cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, hồ sơ đăng ký phải có thêm bản sao các văn bản chứng nhận an toàn sinh học của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Theo đó, tổ chức, cá nhân đăng ký công nhận tiến bộ kỹ thuật công nghệ sinh học tạo ra ở Việt Nam cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu được quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.