Diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại 85% do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?
Diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại 85% do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 02/2017/NĐ-CP có quy định về mức hỗ trợ như sau:
Mức hỗ trợ
1. Hỗ trợ đối với cây trồng:
a) Diện tích lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
b) Diện tích mạ lúa thuần bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 20.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 10.000.000 đồng/ha;
c) Diện tích lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 3.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha;
d) Diện tích mạ lúa lai bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 30.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 15.000.000 đồng/ha;
đ) Diện tích ngô và rau màu các loại thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha;
e) Diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm bị thiệt hại trên 70%, hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha; thiệt hại từ 30% - 70%, hỗ trợ 2.000.000 đồng/ha.
...
Như vậy, trường hợp diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại 85% do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ 4.000.000 đồng/ha.
Hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp do thiên tai bao gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định về hồ sơ xin hỗ trợ như sau:
Trình tự, thủ tục hỗ trợ
1. Trình tự và cách thức thực hiện:
a) Hỗ trợ thiệt hại đối với dịch bệnh: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ủy ban nhân dân cấp xã để giải quyết theo quy định;
b) Hỗ trợ thiệt hại đối với thiên tai: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp xã để phối hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp giải quyết theo quy định.
2. Hồ sơ xin hỗ trợ:
a) Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có);
b) Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
...
Như vậy, hồ sơ xin hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp do thiên tai bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp do thiên tai;
- Bản kê khai sản xuất ban đầu;
- Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.
TẢI VỀ mẫu Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại đối với cây công nghiệp do thiên tai mới nhất 2023
Diện tích cây công nghiệp bị thiệt hại 85% do thiên tai được Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu tiền trên hecta? (Hình từ Internet)
Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 02/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn lực và cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương
1. Nguồn lực:
a) Dự phòng ngân sách trung ương;
b) Dự phòng ngân sách địa phương;
c) Quỹ phòng, chống thiên tai;
đ) Nguồn dự trữ quốc gia;
đ) Các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
a) Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
c) Các quy định khác:
Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Theo đó, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương:
(1) Các tỉnh miền núi, Tây Nguyên: Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại;
(2) Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại:
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên: Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện;
Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%: Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
Các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại: Ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
(3) Các quy định khác:
Trường hợp kinh phí hỗ trợ thiệt hại trong năm dưới 01 tỷ đồng/năm: Các tỉnh, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện;
Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương bảo đảm vượt quá 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá 50% dự phòng ngân sách địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.