Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật thì cá nhân tham gia hoạt động giám định bắt buộc có trình độ đại học trở lên không?
Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật thì cá nhân tham gia hoạt động giám định bắt buộc có trình độ đại học trở lên không?
Theo Điều 2 Thông tư 02/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với cá nhân tham gia hoạt động giám định cổ vật trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám định cổ vật.
Căn cứ trên quy định tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật được áp dụng đối với cá nhân tham gia hoạt động giám định cổ vật trên lãnh thổ Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động giám định cổ vật.
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BVHTTDL quy định như sau:
Tiêu chuẩn chuyên gia giám định cổ vật
Chuyên gia giám định cổ vật là người có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
1. Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất; có ít nhất 05 (năm) năm trực tiếp tham gia hoạt động khảo cổ học, bảo quản, tu sửa cổ vật, thẩm định tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và khoa học tự nhiên có liên quan; có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học về cổ vật được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham gia biên soạn sách chuyên khảo về cổ vật đã được xuất bản;
2. Là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này, có ít nhất 10 (mười) năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Theo đó, để trở thành chuyên gia giám định cổ vật thì cá nhân tham gia hoạt động giám định cổ vật có đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật Dân sự, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn sau:
- Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo về di sản văn hóa, lịch sử (khảo cổ học, văn hóa học), mỹ thuật, Hán Nôm, dân tộc học, cổ nhân học, cổ sinh vật học (động vật, thực vật), địa chất;
+ Có ít nhất 05 (năm) năm trực tiếp tham gia hoạt động khảo cổ học, bảo quản, tu sửa cổ vật, thẩm định tài liệu, hiện vật về lịch sử, văn hóa và khoa học tự nhiên có liên quan;
+ Có ít nhất 03 (ba) bài báo khoa học về cổ vật được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc tham gia biên soạn sách chuyên khảo về cổ vật đã được xuất bản;
- Là thành viên của tổ chức xã hội - nghề nghiệp liên quan đến các chuyên ngành đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này, có ít nhất 10 (mười) năm thực hiện hoạt động sưu tầm cổ vật.
Theo quy định nêu trên, để trở thành chuyên gia giám định cổ vật không bắt buộc phải có trình độ đại học trở lên nếu đáp ứng được một trong những tiêu chuẩn khác được quy định ở trên.
Để trở thành chuyên gia giám định cổ vật thì cá nhân tham gia hoạt động giám định bắt buộc có trình độ đại học trở lên không? (Hình từ Internet)
Giám định cổ vật là hoạt động như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định về giám định cổ vật như sau:
1. Giám định cổ vật là hoạt động do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định.
Theo đó, giám định cổ vật là hoạt động do tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa thực hiện nhằm xác định niên đại, giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ và những vấn đề khoa học khác liên quan đến hiện vật được giám định.
Ai được xem là có đủ năng lực hành vi dân sự?
Theo Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực hành vi dân sự của cá nhân như sau:
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Theo đó, có thể hiểu năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự cụ thể, và tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thành niên như sau:
Người thành niên
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.
Như vậy, cá nhân được xem là có đủ năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng 02 điều kiện:
- Là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
- Không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Mất năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi quy định tại Điều 23 Bộ luật Dân sự 2015;
+ Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự quy định tại Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.