Để lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia thì cần điều tra, thu thập thông tin và khảo sát thực địa như thế nào?
Trình tự lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia được thực hiện như thế nào?
Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia (Hình từ Internet)
Tại Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định việc lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia với trường hợp lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất quốc gia được thực hiện theo trình tự sau:
- Điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
- Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước.
- Xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
- Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp và các tài liệu có liên quan.
Để lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia thì có điều tra, thu thập thông tin và khảo sát thực địa không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì điều tra, thu thập bổ sung thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia là một trong các bước trong trình tự lập kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia với trường hợp lập đồng thời với quy hoạch sử dụng đất quốc gia.
Tại Điều 7 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT quy định về điều tra, thu thập thông tin, tài liệu và khảo sát thực địa về kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia như sau:
* Điều tra, thu thập bổ sung các thông tin, tài liệu:
- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng đất, biến động sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất quốc gia kỳ trước;
- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất và các dự án sử dụng đất do các ngành, lĩnh vực xác định và đề xuất;
- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu về nhu cầu sử dụng đất do Ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp xác định:
- Phân loại và đánh giá các thông tin, tài liệu thu thập dược.
* Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung:
- Xác định những nội dung cần điều tra khảo sát thực địa; xây dựng kế hoạch khảo sát thực địa;
- Điều tra, khảo sát thực địa;
- Chỉnh lý bổ sung thông tin, tài liệu trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa.
* Tổng hợp, xử lý các thông tin, tài liệu.
* Lập báo cáo kết quả điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu.
* Hội thảo thống nhất kết quả điều tra, thông tin, tài liệu thu thập.
* Đánh giá, nghiệm thu.
Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 01/2021/TT-BTNMT thì việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia được thực hiện như sau:
- Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
- Xác định diện tích các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất quốc gia theo từng thời kỳ kế hoạch sử dụng đất 05 năm.
- Kế hoạch sử dụng đất 05 năm cho từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Phân bổ các chỉ tiêu sử dụng đất nêu tại kế hoạch sử dụng đất 05 năm nêu trên đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Xác định điện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Xác định diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong kỳ kế hoạch đến từng vùng kinh tế - xã hội và từng đơn vị hành chính cấp tỉnh,
- Xác định quy mô, địa điểm công trình, dự án sử dụng đất vào các mục đích quy định tại Điều 61 và khoản 1, khoản 2 Điều 62 Luật Đất đai 2013 để thực hiện trong kỳ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia.
- Dự kiến các nguồn thu, chi từ đất theo kế hoạch sử dụng đất.
- Xây dựng các giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
+ Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
+ Giải pháp về nguồn lực thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia;
+ Giải pháp tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia:
+ Các giải pháp khác.
- Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu quốc gia và bản đồ kế hoạch sử dụng đất theo các chuyên đề (gồm: bản đồ chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
- Lập hệ thống bảng, biểu số liệu phân tích, sơ đồ, biểu đồ.
- Xây dựng các báo cáo chuyên đề (gồm: chuyên đề về đất trồng lúa; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất; đất khu công nghiệp, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế; đất đô thị; đất giao thông).
- Hội thảo và chỉnh sửa báo cáo, bản đồ sau hội thảo.
- Đánh giá, nghiệm thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.