Để được bầu làm Bí thư Đoàn cấp huyện thì bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng không?
Để được bầu làm Bí thư Đoàn cấp huyện thì bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng không?
Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy chế Cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289-QĐ/TW năm 2010 quy định như sau:
Tiêu chuẩn cán bộ đoàn cấp huyện
1- Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên). Bí thư, phó bí thư có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.
2- Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
3- Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.
Căn cứ quy định trên thì không bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thì mới được bầu làm Bí thư Đoàn cấp huyện; đối với vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, đối tưọng chính sách có thể từ cao đẳng trở lên.
Ngoài đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn thì Bí thư Đoàn cấp huyện cần đáp ứng thêm các tiêu chuẩn sau đây:
- Có trình độ lý luận chính trị tương đương trung cấp trở lên.
- Tham gia ban chấp hành lần đầu không quá 30 tuổi và giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
- Đã được rèn luyện trong phong trào thanh niên hoặc đã từng là cán bộ cấp xã bí thư, phó bí thư đoàn cơ sở.
Bí thư Đoàn cấp huyện có các quyền hạn như thế nào?
Bí thư Đoàn cấp huyện có các quyền hạn được quy định tại Điều 6 Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-TW năm 2010 như sau:
Quyền của cán bộ đoàn
1- Được thông tin đầy đủ, được tham gia ý kiến với cấp uỷ đảng, lãnh đạo, người sử dụng lao động về chủ trương, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp có liên quan đến công tác đoàn và công tác thanh thiếu nhi.
2- Được bố trí thời gian thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động của Đoàn.
3- Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... để phục vụ công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi và các nhiệm vụ công tác khác.
4- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và theo Quy chế này.
5- Được bố trí công tác phù hợp khi quá tuổi làm cán bộ đoàn.
Theo đó, Bí thư Đoàn cấp huyện có các quyền hạn:
- Được thông tin đầy đủ, được tham gia ý kiến với cấp uỷ đảng, lãnh đạo, người sử dụng lao động về chủ trương, kế hoạch triển khai nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp có liên quan đến công tác đoàn và công tác thanh thiếu nhi.
- Được bố trí thời gian thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức và tham gia các hoạt động của Đoàn.
- Được ưu tiên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh... để phục vụ công tác đoàn, hội, đội, phong trào thanh thiếu nhi và các nhiệm vụ công tác khác.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định chung của Đảng, Nhà nước và theo Quy chế này.
- Được bố trí công tác phù hợp khi quá tuổi làm cán bộ đoàn.
Để được bầu làm Bí thư Đoàn cấp huyện thì bắt buộc có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đúng không? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ của Bí thư Đoàn cấp huyện được quy định thế nào?
Nghĩa vụ của Bí thư Đoàn cấp huyện được quy định tại Điều 5 Quy chế cán bộ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 289/QĐ-TW năm 2010 quy định như sau:
- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhân dân Việt Nam; kiên định mục tiêu và lý tưởng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; đường lối, chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước và các quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng lao động; gương mẫu chấp hành Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, sự phân công của tập thể lãnh đạo, ban thường vụ đoàn cùng cấp và sự lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đoàn cấp trên.
- Tận tuỵ với công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi; tôn trọng và liên hệ mật thiết với đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và nhân dân. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng.
- Tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện sức khoẻ và kỹ năng công tác đoàn.
- Cán bộ đoàn ở mỗi cấp, mỗi địa phương, đơn vị phải là tấm gương cho đoàn viên và thanh niên noi theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.