Để an toàn tài sản vật lý trong hoạt động ngân hàng thì tài sản này phải được bố trí và lắp đặt ở đâu?
Tài sản vật lý có phải là loại tài sản công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng không?
Tài sản vật lý có phải là loại tài sản công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng không, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 09/2020/TT-NHNN như sau:
Quản lý tài sản công nghệ thông tin
1. Các loại tài sản công nghệ thông tin bao gồm:
a) Tài sản thông tin: các dữ liệu, thông tin ở dạng số được xử lý, lưu trữ thông qua hệ thống thông tin;
b) Tài sản vật lý: các thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện truyền thông, vật mang tin và các thiết bị phục vụ cho hoạt động của hệ thống thông tin;
c) Tài sản phần mềm: các phần mềm hệ thống, phần mềm tiện ích, phần mềm lớp giữa, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, chương trình ứng dụng, mã nguồn và công cụ phát triển.
2. Tổ chức lập danh sách của tất cả các tài sản công nghệ thông tin gắn với từng hệ thống thông tin theo quy định tại khoản 9, Điều 5 Thông tư này. Định kỳ hàng năm rà soát và cập nhật danh sách tài sản công nghệ thông tin.
3. Căn cứ theo cấp độ của hệ thống thông tin, tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ phù hợp với từng loại tài sản công nghệ thông tin.
4. Căn cứ phân loại tài sản công nghệ thông tin tại khoản 1 Điều này, tổ chức xây dựng và thực hiện các quy định về quản lý và sử dụng tài sản theo quy định tại Điều 8, 9, 10, 11 và Điều 12 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản vật lý là một loại tài sản công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Để an toàn tài sản vật lý trong hoạt động ngân hàng thì tài sản này phải được bố trí và lắp đặt ở đâu? (Hình từ Internet)
Tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải được giao cho ai?
Tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải được giao theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 09/2020/TT-NHNN như sau:
Quản lý tài sản vật lý
1. Tài sản vật lý là thiết bị di động, vật mang tin, ngoài các quy định tại Điều này, phải được quản lý theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Thông tư này.
2. Với mỗi hệ thống thông tin do tổ chức trực tiếp quản lý, tổ chức phải lập danh sách tài sản vật lý gồm các thông tin cơ bản sau: tên tài sản, giá trị, vị trí lắp đặt, chủ thể quản lý, mục đích sử dụng, tình trạng sử dụng, hệ thống thông tin tương ứng.
3. Tài sản vật lý phải được giao, gán trách nhiệm cho cá nhân hoặc bộ phận quản lý, sử dụng.
4. Tài sản vật lý khi mang ra khỏi trụ sở của tổ chức phải được sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền và phải thực hiện biện pháp bảo vệ để bảo mật thông tin lưu trữ trên tài sản nếu tài sản đó có chứa thông tin bí mật.
5. Tài sản vật lý có lưu trữ thông tin bí mật khi thay đổi mục đích sử dụng hoặc thanh lý phải được thực hiện các biện pháp tiêu hủy hoặc xóa thông tin bí mật đó bảo đảm không có khả năng phục hồi. Trường hợp không thể tiêu hủy được thông tin bí mật, tổ chức thực hiện biện pháp tiêu hủy cấu phần lưu trữ dữ liệu trên tài sản đó.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản vật lý trong bảo đảm an toàn hệ thống thông tin trong hoạt động ngân hàng phải được giao, gán trách nhiệm cho cá nhân hoặc bộ phận quản lý, sử dụng.
Để an toàn tài sản vật lý trong hoạt động ngân hàng thì tài sản này phải được bố trí và lắp đặt ở đâu?
Để an toàn tài sản vật lý trong hoạt động ngân hàng thì tài sản này phải được bố trí và lắp đặt theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 09/2020/TT-NHNN như sau:
An toàn tài sản vật lý
1. Tài sản vật lý phải được bố trí, lắp đặt tại các địa điểm an toàn và được bảo vệ để giảm thiểu những rủi ro do các đe dọa, hiểm họa từ môi trường và các xâm nhập trái phép.
2. Tài sản vật lý thuộc hệ thống thông tin từ cấp độ 3 trở lên phải được bảo đảm về nguồn điện và các hệ thống hỗ trợ khi nguồn diện chính bị gián đoạn. Phải có biện pháp chống quá tải hay sụt giảm điện áp, chống sét lan truyền; có hệ thống tiếp địa; có hệ thống máy phát điện dự phòng và hệ thống lưu điện bảo đảm thiết bị hoạt động liên tục.
3. Dây cáp cung cấp nguồn điện và dây cáp truyền thông sử dụng trong truyền tải dữ liệu hay những dịch vụ hỗ trợ thông tin phải được bảo vệ khỏi sự xâm phạm hoặc hư hại.
4. Các trang thiết bị dùng cho hoạt động nghiệp vụ lắp đặt bên ngoài trụ sở làm việc của tổ chức phải có biện pháp giám sát, bảo vệ an toàn phòng chống truy cập bất hợp pháp.
Như vậy, theo quy định trên thì để an toàn tài sản vật lý trong hoạt động ngân hàng thì tài sản này phải được bố trí, lắp đặt tại các địa điểm an toàn và được bảo vệ để giảm thiểu những rủi ro do các đe dọa, hiểm họa từ môi trường và các xâm nhập trái phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.