Dây chuyền kiểm định loại I trong hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu gì? Có những dụng cụ nào được kiểm tra trên dây chuyền kiểm định?

Dây chuyền kiểm định loại I trong hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu gì? Có những dụng cụ nào được kiểm tra trên dây chuyền kiểm định? Nhà xưởng kiểm định của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới được xây dựng với kết cấu thế nào? - Câu hỏi của anh Đình đến từ Đà Nẵng.

Dây chuyền kiểm định loại I trong hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 2.2.2.3.1 Mục 2.2.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT quy định như sau:

Khu vực kiểm tra gầm:
2.2.2.3.1. Dây chuyền loại I
Hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a. Chiều dài làm việc (L) hầm kiểm tra tối thiểu là 6,0 m;
b. Chiều rộng (R1) đo được trên hai vách của miệng hầm trong suốt chiều dài làm việc tối thiểu là 0,6 m và không quá 1,0 m. Chiều rộng (R) đo được trên hai vách của thân hầm tối thiểu bằng chiều rộng hai vách của miệng hầm;
c. Độ sâu (H) đo được trong suốt chiều dài làm việc tính từ điểm cao nhất miệng hầm kiểm tra tới mặt đáy sàn tối thiểu là 1,3 m và không lớn hơn 1,75 m. Có thể sử dụng các miếng kê để đáp ứng yêu cầu về chiều cao này để đảm bảo việc kiểm tra;
d. Có tối thiểu 2 lối lên xuống và đảm bảo không bị đọng nước;
đ. Có gờ bảo vệ bằng thép có chiều cao tối thiểu 25 mm được sơn khác màu với nền sàn nhà xưởng;
e. Có thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm được lắp đặt trong phạm vi chiều dài làm việc của hầm kiểm tra và khoảng cách từ điểm gần nhất của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm đến điểm đầu chiều dài làm việc của hầm kiểm tra tối thiểu 1,5 m để đăng kiểm viên có đủ không gian thực hiện việc kiểm tra. Bề mặt làm việc của thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm phải đồng phẳng với sàn nhà xưởng và có độ bằng phẳng trong khoảng ± 6 mm;
g. Kích nâng được lắp đặt trên hầm kiểm tra phải đảm bảo các phần của kích nâng ở trạng thái chưa làm việc không được nhô cao quá so với sàn xưởng kiểm định 25 mm; khoảng cách từ điểm gần nhất của kích nâng đến điểm đầu chiều dài làm việc của hầm kiểm tra tối thiểu 1,5 m để đăng kiểm viên có đủ không gian thực hiện việc kiểm tra;
h. Trường hợp lắp đặt cầu nâng thay thế hầm kiểm tra: cầu nâng phải có sức nâng tối thiểu 5 tấn, có khả năng điều chỉnh phù hợp với từng loại xe, có chiều cao nâng tối thiểu 1,3 m.

Theo đó, dây chuyền kiểm định loại I của hầm kiểm tra phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu như trên.

Dây chuyền kiểm định loại I trong hầm kiểm tra

Dây chuyền kiểm định loại I trong hầm kiểm tra (Hình từ Internet)

Có những dụng cụ nào được kiểm tra trên dây chuyền kiểm định?

Theo Mục 2.5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT thì:

Dụng cụ kiểm tra trên dây chuyền kiểm định
2.5.1. Kích nâng xe: kích nâng có khả năng nâng cả hai bánh xe trên cùng 1 trục với tải trọng làm việc an toàn tối thiểu 5 tấn đối với dây chuyền loại I và tối thiểu 15 tấn đối với dây chuyền loại II. Kích nâng được lắp đặt trên hầm kiểm tra.
2.5.2. Cục chèn bánh xe cho các loại xe được kiểm tra.
2.5.3. Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu, lắp đặt tại vị trí phù hợp.
2.5.4. Đèn soi kiểm tra: đèn phải thuộc loại điện áp thấp (không quá 36V), công suất phải đảm bảo việc quan sát khi kiểm tra và bên ngoài của đèn được bảo vệ cách điện.
2.5.5. Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe.
2.5.6. Thước đo chiều dài.
2.5.7. Búa kiểm tra chuyên dùng.
2.5.8. Dụng cụ kiểm tra hơi lốp.

Như vậy, các dụng cụ kiểm tra trên dây chuyền kiểm định sau đây:

- Kích nâng xe;

- Cục chèn bánh xe cho các loại xe được kiểm tra;

- Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu, lắp đặt tại vị trí phù hợp;

- Đèn soi kiểm tra;

- Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe;

- Thước đo chiều dài;

- Búa kiểm tra chuyên dùng;

- Dụng cụ kiểm tra hơi lốp.

Nhà xưởng kiểm định của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới được xây dựng với kết cấu như thế nào?

Theo Mục 2.2.1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT có quy định:

Xưởng kiểm định, khu vực kiểm tra
2.2.1. Xưởng kiểm định
2.2.1.1. Nhà xưởng kiểm định được xây dựng với kết cấu khung bê tông cốt thép hoặc khung thép, có hệ thống thông gió, mái che cách nhiệt để chống nóng; bảo đảm chiếu sáng phục vụ các yêu cầu kiểm tra; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động theo quy định.
2.2.1.2. Sàn nhà xưởng được xây dựng bằng bê tông hoặc sử dụng sàn thép không trơn trượt, đảm bảo độ cứng vững và độ phẳng của khu vực kiểm tra, bề mặt có thể phủ bê tông nhựa, sơn hoặc phủ epoxy.

Theo đó, nhà xưởng kiểm định được xây dựng với kết cấu khung bê tông cốt thép hoặc khung thép, có hệ thống thông gió, mái che cách nhiệt để chống nóng; bảo đảm chiếu sáng phục vụ các yêu cầu kiểm tra; chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,658 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào