Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay cần chuẩn bị hồ sơ gì? Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay theo trình tự, thủ tục nào?
Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay được quy định ra sao?
Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) về hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với tàu bay
1. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01b tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
...
Như vậy, hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay bao gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (01 bản chính);
- Hợp đồng bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
Trước đây tại Điều 24 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay như sau:
Hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký (01 bản chính);
2. Hợp đồng cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực);
3. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay cần chuẩn bị hồ sơ gì?
Theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay như sau:
Hồ sơ đăng ký đối với tàu bay
...
4. Hồ sơ đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:
a) Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục (01 bản chính);
b) Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay (01 bản chính);
c) Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục (01 bản chính).
Như vậy, hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay bao gồm:
- Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (01 bản chính);
- Văn bản thông báo xử lý tài sản bảo đảm là tàu bay (01 bản chính);
- Trường hợp đăng ký thay đổi, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm thì hồ sơ đăng ký là Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 04b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 99/2022/NĐ-CP (01 bản chính).
Trước đây tại Điều 28 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2023) quy định về hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay như sau:
Hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay sau đây:
1. Phiếu yêu cầu đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính);
2. Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
3. Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay đã cấp (01 bản sao không có chứng thực);
4. Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay theo trình tự, thủ tục nào?
Theo Điều 40 Nghị định 99/2022/NĐ-CP (Có hiệu lực từ 15/01/2023) quy định đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay theo trình tự, thủ tục như sau:
Thủ tục giải quyết hồ sơ đăng ký, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với tàu bay
1. Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký, trường hợp không có căn cứ từ chối đăng ký quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định này thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật thời điểm đăng ký (giờ, phút, ngày, tháng, năm) và nội dung được đăng ký, nội dung được thay đổi, nội dung được xóa, nội dung thuộc thông báo xử lý tài sản bảo đảm vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam; cấp Giấy chứng nhận đăng ký theo Mẫu số 05b, Mẫu số 06b, Mẫu số 07b hoặc Mẫu số 08b tại Phụ lục cho người yêu cầu đăng ký theo cách thức quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 17 Nghị định này.
2. Trường hợp đăng ký thay đổi do rút bớt tài sản bảo đảm thì Cục Hàng không Việt Nam ghi, cập nhật nội dung xóa đăng ký đối với tài sản được rút bớt vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Trước đây tại khoản 1 và khoản 3 Điều 30 Nghị định 102/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 15/01/2022) quy định về thủ tục đăng ký đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay như sau:
Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký; sửa chữa sai sót; xóa đăng ký; đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay
1. Trường hợp đăng ký cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, đăng ký bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp, trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam, ghi nội dung đăng ký cầm cố, thế chấp, nội dung bảo lưu quyền sở hữu tàu bay, đăng ký thay đổi, xóa đăng ký, đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp vào số đăng bạ tàu bay Việt Nam và cấp văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay cho người yêu cầu đăng ký.
...
3. Trường hợp đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay, thì Cục Hàng không Việt Nam gửi văn bản chứng nhận đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho các bên cùng nhận bảo đảm trong trường hợp tàu bay được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ theo địa chỉ ghi trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.