Đàm phán giá có phải hình thức lựa chọn nhà thầu không? Đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu nào?

Tôi có một câu hỏi như sau: Đàm phán giá có phải hình thức lựa chọn nhà thầu không? Đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu nào? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của chị N.T.P ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đàm phán giá có phải hình thức lựa chọn nhà thầu không?

Những hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Các hình thức lựa chọn nhà thầu
1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
a) Đấu thầu rộng rãi;
b) Đấu thầu hạn chế;
c) Chỉ định thầu;
d) Chào hàng cạnh tranh;
đ) Mua sắm trực tiếp;
e) Tự thực hiện;
g) Tham gia thực hiện của cộng đồng;
h) Đàm phán giá;
i) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
2. Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, Chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.

Theo quy định trên, đàm phán giá được xem là một trong những hình thức lựa chọn nhà thầu.

Đàm phán giá

Đàm phán giá (Hình từ Internet)

Đàm phán giá được áp dụng đối với gói thầu nào?

Gói thầu được áp dụng hình thức đàm phán giá quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Đàm phán giá
1. Đàm phán giá được áp dụng đối với các gói thầu sau đây:
a) Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu;
b) Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Theo quy định trên, đàm phán giá được áp dụng đối với những gói thầu sau:

- Mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu.

- Mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm chỉ có 01 hoặc 02 hãng sản xuất.

Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ là người quyết định việc áp dụng hình thức đàm phán giá, ban hành danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Đồng thời Bộ trưởng cũng sẽ quy định quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá.

Mua sắm tập trung có được thực hiện thông qua hình thức đàm phán giá không?

Việc mua sắm tập trung có được thực hiện thông qua hình thức đàm phán giá không, theo quy định tại khoản 3 Điều 53 Luật Đấu thầu 2023 như sau:

Mua sắm tập trung
1. Mua sắm tập trung được áp dụng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa, dịch vụ cần mua sắm với số lượng lớn, chủng loại tương tự ở một hoặc nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp mua thuốc hiếm, thuốc cần mua với số lượng ít có thể áp dụng hình thức mua sắm tập trung để bảo đảm có đủ thuốc phục vụ nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh;
b) Thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thẩm quyền ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm trong trường hợp cần thiết;
b) Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung cấp quốc gia, trừ danh mục do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại điểm a khoản này;
c) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ áp dụng mua sắm tập trung (bao gồm cả danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm) thuộc phạm vi quản lý của mình, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung nhưng cần mua sắm để phòng, chống dịch bệnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 của Luật này thì được áp dụng hình thức chỉ định thầu. Trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.
...

Như vậy, về nguyên tắc thì mua sắm tập trung phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.

Tuy nhiên, trường hợp hàng hóa thuộc danh mục mua sắm tập trung đáp ứng điều kiện đàm phán giá theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này thì được áp dụng hình thức đàm phán giá.

Lựa chọn nhà thầu Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Lụa chọn nhà thầu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu áp dụng phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ như thế nào?
Pháp luật
Phương thức lựa chọn nhà thầu nào được áp dụng đối với gói thầu mua sắm trang thiết bị truyền hình tiêu chuẩn HD?
Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu đối với hình thức chỉ định thầu thế nào? Gói thầu đào tạo dạy nghề có được áp dụng chỉ định thầu rút gọn hay không?
Pháp luật
Lựa chọn nhà thầu theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ có áp dụng với đấu thầu rộng rãi không?
Pháp luật
03 trường hợp hủy thầu đối với lựa chọn nhà thầu phải đền bù chi phí cho các bên liên quan theo quy định mới nhất?
Pháp luật
Gói thầu dịch vụ phi tư vấn có thể áp dụng các hình thức đấu thầu nào? Gói thầu xét nghiệm mẫu nước thuộc lĩnh vực dịch vụ tư vấn hay dịch vụ phi tư vấn theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Những nội dung không được yêu cầu trong hồ sơ mời thầu nhằm hạn chế cạnh tranh đối với tất cả các gói thầu?
Pháp luật
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập khi nào?
Pháp luật
Mẫu bảo lãnh dự thầu 04B áp dụng đối với nhà thầu liên danh thuộc E HSMT dịch vụ phi tư vấn 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ? Hướng dẫn điền?
Pháp luật
Hướng dẫn lập bảng kê khai tình hình tài chính của nhà thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn? Mẫu kê khai?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lựa chọn nhà thầu
933 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lựa chọn nhà thầu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lựa chọn nhà thầu

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản về đấu thầu qua mạng năm 2024 Tổng hợp văn bản hướng dẫn mới nhất về đấu thầu thuốc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào