Đại hội đồng cổ đông có thể bầu tối đa bao nhiêu người vào ban kiểm phiếu theo quy định của pháp luật?
Đại hội đồng cổ đông có thể bầu tối đa bao nhiêu người vào ban kiểm phiếu theo quy định của pháp luật?
Đại hội đồng cổ đông có thể bầu tối đa bao nhiêu người vào ban kiểm phiếu theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2020 về thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được quy định như sau:
Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
Trong trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thể thức họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành như sau:
1. Trước khi khai mạc cuộc họp, phải tiến hành đăng ký cổ đông dự họp Đại hội đồng cổ đông;
2. Việc bầu chủ tọa, thư ký và ban kiểm phiếu được quy định như sau:
a) Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa hoặc ủy quyền cho thành viên Hội đồng quản trị khác làm chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông do Hội đồng quản trị triệu tập; trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số; trường hợp không bầu được người làm chủ tọa thì Trưởng Ban kiểm soát điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
b) Trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều hành để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp;
c) Chủ tọa cử một hoặc một số người làm thư ký cuộc họp;
d) Đại hội đồng cổ đông bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp;
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy rằng, pháp luật không quy định cụ thể số lượng tối đa thành viên trong ban kiểm phiếu mà Đại hội đồng cổ đông có thể bầu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Từ đó, nếu xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông có thể bầu một hoặc một số người vào ban kiểm phiếu theo đề nghị của chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông.
Ai là người có thẩm quyền tổ chức kiểm phiếu theo quy định?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 149 Luật Doanh nghiệp 2020 về thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông
Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì thẩm quyền và thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua nghị quyết Đại hội đồng cổ đông được thực hiện theo quy định sau đây:
…
5. Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty. Biên bản kiểm phiếu phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp;
b) Mục đích và các vấn đề cần lấy ý kiến để thông qua nghị quyết;
c) Số cổ đông với tổng số phiếu biểu quyết đã tham gia biểu quyết, trong đó phân biệt số phiếu biểu quyết hợp lệ và số phiếu biểu quyết không hợp lệ và phương thức gửi phiếu biểu quyết, kèm theo phụ lục danh sách cổ đông tham gia biểu quyết;d) Tổng số phiếu tán thành, không tán thành và không có ý kiến đối với từng vấn đề;
đ) Vấn đề đã được thông qua và tỷ lệ biểu quyết thông qua tương ứng;
e) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng quản trị, người giám sát kiểm phiếu và người kiểm phiếu.
Các thành viên Hội đồng quản trị, người kiểm phiếu và người giám sát kiểm phiếu phải liên đới chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của biên bản kiểm phiếu; liên đới chịu trách nhiệm về các thiệt hại phát sinh từ các quyết định được thông qua do kiểm phiếu không trung thực, không chính xác;
Như vậy, trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì Hội đồng quản trị tổ chức kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu dưới sự chứng kiến, giám sát của Ban kiểm soát hoặc của cổ đông không nắm giữ chức vụ quản lý công ty.
Đại hội đồng cổ đông thường niên có được quyền thảo luận mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại hay không?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 theo đó:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
....
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
....
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;\
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.