Đại diện cho thương nhân là gì? Quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động này?
Đại diện cho thương nhân được hiểu như thế nào?
Điều 141 Luật Thương mại 2005 quy định về Đại diện thương nhân, cụ thể:
Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện.
Như vậy, trong quan hệ đại diện cho thương nhân, giữa bên đại diện và bên giao đại diện có sự ràng buộc khá chặt chẽ.
Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự.
Đại diện cho thương nhân
Quy định của pháp luật về hình thức và phạm vi của hợp đồng đại diện
Theo Điều 142 Luật Thương mại 2005, hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Mà theo khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 có nêu rõ về các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản bao gồm: điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 143 Luật Thương mại 2005, phạm vi đại diện được quy định như sau:
Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện.
Thời hạn đại diện cho thương nhân
Điều 144 Luật Thương mại 2005 quy định về thời thời hạn đại diện cho thương nhân, cụ thể như sau:
- Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.
- Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.
- Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.
- Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đại diện được quy định như thế nào?
Điều 145 Luật Thương mại 2005, quy định về nghĩa vụ của bên đại diện, cụ thể:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;
- Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;
- Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;
- Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;
- Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.
Điều 146 Luật Thương mại 2005, quy định về nghĩa vụ của bên giao đại diện, cụ thể:
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:
- Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;
- Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;
- Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;
- Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.