Cuộc gọi rác được hiểu như thế nào? sử dụng lại lời nói nhưng chưa có sự đồng ý thì có bị xem là cuộc gọi rác hay không?
- Cuộc gọi rác được hiểu như thế nào? Nếu như gọi quảng cáo mà có sử dụng lại lời nói nhưng chưa có sự đồng ý thì có bị xem là cuộc gọi rác hay không?
- Cơ quan Nhà nước có những biện pháp gì để giảm thiểu sự làm phiền từ cuộc gọi rác?
- Người dân có thể phản ánh trường hợp tin nhắn rác làm phiền trên đầu số nào?
Cuộc gọi rác được hiểu như thế nào? Nếu như gọi quảng cáo mà có sử dụng lại lời nói nhưng chưa có sự đồng ý thì có bị xem là cuộc gọi rác hay không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về khái niệm cuộc gọi rác như sau:
Cuộc gọi rác bao gồm các loại sau:
a) Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này;
b) Gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin, Điều 12 Luật Viễn thông, Điều 8 Luật Quảng cáo, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng, Điều 8 Luật An ninh mạng.
Theo đó, chiếu theo quy định thì cuộc gọi rác sẽ được nhận biết thông qua 2 cách:
(1) Khi có cuộc Gọi điện thoại quảng cáo mà không được sự đồng ý trước của Người sử dụng hoặc gọi điện thoại quảng cáo vi phạm các quy định về gọi điện thoại quảng cáo tại Nghị định này;
(2) Cuộc gọi điện thoại vi phạm các nội dung bị cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Giao dịch điện tử 2005, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006, Điều 12 Luật Viễn thông 2009, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012, Điều 7 Luật An toàn thông tin mạng 2015, Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.
Bên cạnh đó, nếu như gọi quảng cáo mà có sử dụng lại lời nói nhưng chưa có sự đồng ý thì có bị xem là cuộc gọi rác hay không?
Tại đây đối chiếu với quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 thì hành vi
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
1. Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 7 của Luật này.
2. Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.
3. Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
4. Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.
5. Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
6. Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.
7. Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.
8. Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
...
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên thì hành vi gọi quảng cáo có sử dụng lời nói của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý thì được xem là cuộc gọi rác.
Tuy nhiên cần chú ý trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
Cuộc gọi rác được hiểu như thế nào? sử dụng lại lời nói nhưng chưa có sự đồng ý thì có bị xem là cuộc gọi rác hay không? (Hình từ Internet)
Cơ quan Nhà nước có những biện pháp gì để giảm thiểu sự làm phiền từ cuộc gọi rác?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP có quy định về biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác như sau:
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
- Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Người dân có thể phản ánh trường hợp tin nhắn rác làm phiền trên đầu số nào?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 91/2020/NĐ-CPquy định về hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác như sau:
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, chiếu theo quy định trên thì Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
Cho nên, theo quy định thì người dân có thể phản ánh trường hợp tin nhắn rác làm phiền trên đầu số 5656 để được giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.