Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trực thuộc cơ quan nào? Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có chức năng gì?
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trực thuộc cơ quan nào?
Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương hiện nay được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
Tổng cục Thi hành án dân sự được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất, có cơ cấu tổ chức như sau:
1. Cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự ở Trung ương:
a) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, trọng tài thương mại (gọi tắt là Vụ nghiệp vụ 1);
b) Vụ Quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ thi hành bản án, quyết định phá sản; phần dân sự, tiền, tài sản, vật chứng trong bản án, quyết định hình sự và quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 2);
c) Vụ Quản lý Thi hành án hành chính (gọi tắt là Vụ Nghiệp vụ 3);
d) Vụ Giải quyết khiếu nại, tố cáo;
đ) Vụ Tổ chức cán bộ;
e) Vụ Kế hoạch - Tài chính;
g) Văn phòng;
h) Trung tâm Thống kê, Quản lý dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin.
Các tổ chức quy định từ Điểm a đến Điểm g Khoản 1 Điều này là các tổ chức hành chính giúp Tổng Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Tổ chức quy định tại Điểm h Khoản 1 Điều này là tổ chức sự nghiệp công lập.
2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
a) Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự;
...
Bên cạnh đó, theo quy định khoản 1 Điều 5 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh
1. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì Cục Thi hành án dân sự ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có tư cách pháp nhân và con dấu có hình Quốc huy hay không?
Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương hiện nay được quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thi hành án dân sự
...
2. Cơ quan Thi hành án dân sự ở địa phương:
...
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh, Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định thì Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở riêng theo quy định của pháp luật.
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh trực thuộc cơ quan nào? Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có chức năng gì? (Hình từ Internet)
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có chức năng gì?
Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có chức năng theo quy định khoản 1 Điều 5 Quyết định 61/2014/QĐ-TTg quy định như sau:
Vị trí, chức năng và cơ cấu tổ chức, công chức của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh
1. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh là cơ quan trực thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự, thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có các phòng chuyên môn và tổ chức tương đương trực thuộc.
3. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh có Cục trưởng đồng thời là Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Phó Cục trưởng đồng thời là Phó Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự; Chấp hành viên sơ cấp; Chấp hành viên trung cấp; Chấp hành viên cao cấp; Thẩm tra viên thi hành án; Thẩm tra viên chính thi hành án; Thẩm tra viên cao cấp thi hành án (nếu có); Thư ký thi hành án và công chức khác.
4. Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh. Phó Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
5. Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 173 Luật Thi hành án dân sự, có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân cùng cấp về chủ trương, biện pháp tăng cường công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trên địa bàn và thực hiện báo cáo công tác thi hành án dân sự, công tác quản lý, đôn đốc thi hành án hành chính trước Hội đồng nhân dân cùng cấp theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Cục Thi hành án dân sự cấp tỉnh thực hiện chức năng thi hành án dân sự, thi hành án hành chính có nhiệm vụ giúp Tổng Cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan thi hành án dân sự địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.