Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào? Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào?
Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc cơ quan nào, thì theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 27/03/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
...
Như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Trước đây, nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 27/03/2023) như sau:quy định như sau:
Vị trí và chức năng
1. Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
...
Như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây viết tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
Cục Hàng hải Việt Nam (Hình từ Internet)
Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân không, thì theo khoản 2 Điều 1 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 27/03/2023) như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
...
Như vậy, Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân.
Trước đây, nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 27/03/2023) quy định như sau:
Vị trí và chức năng
...
2. Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
3. Cục Hàng hải Việt Nam có tên giao dịch viết bằng tiếng Anh: VIETNAM MARITIME ADMINISTRATION, viết tắt: VINAMARINE.
Theo đó, Cục Hàng hải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định tại Điều 2 Quyết định 319/QĐ-BGTVT năm 2023 (Có hiệu lực ngày 27/03/2023) như sau:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải; ban hành các văn bản hành chính cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về hàng hải thuộc thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.
2. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hằng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
3. Chủ trì xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thẩm định, công bố; tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng hải.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải; quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng hải phù hợp với pháp luật về hàng hải và thẩm quyền quản lý của Cục Hàng hải Việt Nam.
5. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng hải.
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định như trên.
Trước đây, nội dung này được quy định tại Điều 2 Quyết định 2818/QĐ-BGTVT năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 27/03/2023) như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển thuộc chuyên ngành hàng hải trong phạm vi cả nước.
2. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hàng hải.
3. Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải; tổ chức xây dựng và thẩm định, công bố tiêu chuẩn cơ sở chuyên ngành hàng hải.
4. Lập kế hoạch và dự toán kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng hàng hải hàng năm, trung hạn (hoặc theo kỳ kế hoạch) trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định.
5. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật chuyên ngành hàng hải được cấp có thẩm quyền ban hành, công bố hoặc phê duyệt; quy định việc áp dụng cụ thể một số tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật, nghiệp vụ đối với các tổ chức, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hàng hải phù hợp với pháp luật về hàng hải và thẩm quyền quản lý, điều hành của Cục Hàng hải Việt Nam.
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về hàng hải.
7. Về quản lý cảng biển, cảng cạn, hệ thống thông tin duyên hải, luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, các khu nước, vùng nước, cơ sở sửa chữa, phá dỡ và đóng mới tàu thuyền:
a) Tổ chức quản lý hoạt động hàng hải tại cảng biển;
b) Tổ chức quản lý, giám sát việc thực hiện quy hoạch cảng biển, cảng cạn, hệ thống thông tin duyên hải, luồng hàng hải, hệ thống báo hiệu hàng hải, các khu nước, vùng nước, cơ sở sửa chữa, phá dỡ và đóng mới tàu thuyền phù hợp với quy hoạch được phê duyệt và bảo đảm an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
c) Thực hiện quản lý kết cấu hạ tầng cảng biển, cảng cạn, luồng hàng hải được giao quản lý; tổ chức đấu thầu cho thuê khai thác bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc được giao quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Trình Bộ trưởng công bố mở, đóng cảng biển; công bố mở cảng cạn, danh mục cảng cạn; công bố vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải;
đ) Trình Bộ trưởng quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động hoặc dừng hoạt động cơ sở phá dỡ tàu biển;
e) Quyết định công bố mở, đóng cầu cảng, bến cảng, bến phao và các khu nước, vùng nước theo quy định của pháp luật;
g) Xây dựng, công bố và cập nhật danh bạ cảng biển và luồng hàng hải;
h) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan lập, trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt nội dung, kế hoạch xây dựng, hiệu chỉnh, phát hành hải đồ vùng nước cảng biển và luồng hàng hải;
i) Thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc chuyển đổi điểm thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu thành cảng cạn theo quy định.
8. Về quản lý tàu biển, thuyền viên, hoa tiêu và nguồn nhân lực hàng hải khác:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành quy định về đăng ký, xóa đăng ký, quản lý mua, bán tàu biển, chức danh, tiêu chuẩn theo chức danh thuyền viên, định biên của tàu biển Việt Nam và vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc;
b) Tổ chức đăng ký tàu biển, thuyền viên theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện việc cấp, thu hồi chứng chỉ chuyên môn, sổ thuyền viên và các giấy tờ khác có liên quan đến hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Hàng hải Việt Nam được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.