Công ty mẹ yêu cầu công ty con dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì phải thực hiện thủ tục gì?
- Công ty mẹ yêu cầu công ty con dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì phải thực hiện thủ tục gì?
- Việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng nhưng không chấm dứt hẳn được tiến hành thực hiện theo quy định nào?
- Công ty mẹ muốn chấm dứt việc giao cho công ty con quản lý dự án, vận hành dự án có vi phạm quy định pháp luật không?
Công ty mẹ yêu cầu công ty con dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì phải thực hiện thủ tục gì?
Hiện không có văn bản hướng dẫn cụ thể về các bước cần thực hiện để dừng việc quản lý dự án, vận hành dự án do đó cũng không có quy định về việc chấm dứt quản lý dự án, vận hành dự án phải ban hành quyết định hay văn bản thông báo.
Nếu trước đó giữa công ty mẹ và công ty con có thỏa thuận về trình tự dừng việc quản lý dự án, vận hành dự án thì thực hiện theo thỏa thuận của hai bên. Nếu không có thỏa thuận thì chị tham khảo hướng dẫn sau:
Căn cứ khoản 2 Điều 196 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con:
Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công ty con
1. Tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty con, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty con theo quy định tương ứng của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Hợp đồng, giao dịch và quan hệ khác giữa công ty mẹ và công ty con đều phải được thiết lập và thực hiện độc lập, bình đẳng theo điều kiện áp dụng đối với chủ thể pháp lý độc lập.
3. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động kinh doanh trái với thông lệ kinh doanh bình thường hoặc thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty con thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
4. Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty con thực hiện hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm về thiệt hại đó.
5. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định tại khoản 3 Điều này thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty con có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty con yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty con.
6. Trường hợp hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều này do công ty con thực hiện đem lại lợi ích cho công ty con khác của cùng một công ty mẹ thì công ty con được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty con bị thiệt hại.
Theo đó, nếu đây là dự án của công ty mẹ và công ty mẹ có giao cho công ty con thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì giữa hai công ty đã có phát sinh giao dịch, hợp đồng (có thể là hợp đồng ủy quyền hoặc hợp đồng dịch vụ,..).
Nếu hai bên không kí kết hợp đồng bằng văn bản, chỉ có quyết định giao quyền thực hiện công việc thì giữa hai bên vẫn đang có giao dịch với nhau vì theo Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch có thể bằng văn bản, lời nói, bằng hành vi cụ thể.
Công ty mẹ yêu cầu công ty con dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án thì phải thực hiện thủ tục gì? (Hình từ Internet)
Việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng nhưng không chấm dứt hẳn được tiến hành thực hiện theo quy định nào?
Khi đó, việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng, không chấm dứt hẳn sẽ thực hiện theo Điều 308, Điều 309 Luật Thương mại 2005:
Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Điều 309. Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Công ty mẹ muốn chấm dứt việc giao cho công ty con quản lý dự án, vận hành dự án có vi phạm quy định pháp luật không?
Nếu bên công ty mẹ muốn chấm dứt việc giao cho công ty con quản lý dự án, vận hành dự án thì thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Theo đó nếu hai bên có thỏa thuận về việc chấm dứt giao việc cho công ty con quản lý dự án, thì việc công ty mẹ ra thông báo cho công ty con về việc dừng thực hiện quản lý dự án, vận hành dự án của công ty mẹ là phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.